Phật dạy: Nhân quả chính là thứ công bằng nhất trên thế gian
Nhân quả chính là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan con người. Nhân quả được coi là một quy tắc không thể nào thiếu được khi hình thành xã hội nhân bản đạo đức.
Cổ nhân nói rằng: Đừng có tạo nghiệp ác, tạo nghiệp thiện còn có thể lên thiên đàng, nghiệp ác, phải xuống địa ngục. Con người có thể lên thiên đàng, cũng có thể xuống địa ngục, tất cả đều do chính ý niệm của mình mà ra.
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp
Sự diễn biến từ nhân cho đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như việc chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở một tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát những việc xảy ra trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm xấu hay là tốt.
Suy nghĩ, cảm xúc của con người luôn thay đổi, chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Theo luật nhân quả, thành công hay là thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn đạt được nhiều kết quả tốt đẹp thì ắt phải biết gieo nhân thiện ích cứu vật giúp người.
Theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng chính là nền tảng sống của muôn loài vật, không một ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của mọi điều họa phúc, làm ác chịu quả khổ đau, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp.
Bàn về quan hệ nhân duyên
Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó chính là “duyên”. Có nhân thì ắt có quả. Tền tài, sự nghiệp tất cả moi thứ đều như vậy, đều dựa vào cái gọi là duyên phận. Duyên phận là thứ gì? Phật dạy mọi vật ở trong vũ trụ này được sinh ra là bởi chữ Duyên, tất cả đều là do duyên khởi cho nên Nhân – Duyên – Quả, đây chính là chân lý không phải ai cũng có thể dễ dàng mà hiểu được.
Bước đầu tiên của nhân duyên đó là chính kiến, phải có chính kiến, nhận thức chính xác, không được ngộ nhận sai lầm.
Có nhân duyên tốt ắt sẽ có nhân duyên xấu, trong đó mỗi người đều chí hướng khác, có người có mặt này nhiều, mặt kia ít, cũng có người mặt kia nhiều mặt này ít, bởi vậy cho nên, nhân duyên phải là vừa đủ, nó mới ó thể trở thành thiện duyên. Đôi khi, dù chỉ là tình cờ, bạn nghe thấy ai đó nói một câu nói vô tình nào đó, sau khi nghe xong thì nó lại trở thành là duyên.
Duyên cần phải có điều kiện, không thể nào đơn độc tồn tại, ví như con người chúng ta thì không thể nào có thể đơn độc tồn tại. Người thì cần phải có ăn cơm, gạo thì cần có nông dân cấy trồng, cần mặc quần áo, quần áo thì lại cần có người dệt vải, cần mua sắm đồ dùng thì cần phải có thương nhân, v.v., con người cần phải có rất nhiều nhân duyên mới có thể tồn tại được.
Cũng chính bởi Nhân – Duyên – Quả là chân lý vĩnh hằng, nên cổ nhân vẫn dạy rằng: Làm người phải hành thiện, tích đức, làm nhiều việc tốt kết thiện duyên, như vậy mới có thể sống an lạc, đủ đầy.