Những sai lầm nực cười mà đa số bà mẹ Việt nào cũng mắc phải khi cho con ăn tôm, cua, hèn gì trẻ lùn mãi chẳng chịu cao lớn
Theo PGS Lê Bạch Mai trong tôm có canxi ở vỏ tôm, cua chứa nhiều ở mai và yếm thì người Việt mình lại bỏ hết đi mà chỉ ăn phần thịt của tôm, cua.
Tại Hội thảo về sức khoẻ và an toàn thực phẩm, PGS Lê Bạch Mai cho biết về kiểu người Việt rất ngược đời, trẻ em Việt cõng bia, nước ngọt nhiều hơn sữa.
PGS Mai cho biết trẻ em và phụ nữ Việt Nam là hai đối tượng luôn trong tình trạng thiếu canxi. Trung bình khẩu phần ăn của người Việt thiếu canxi tới 40%. Người ta chỉ hấp thụ được 60% còn lại là chưa đủ.
Bữa cơm của người Việt qua bao nhiêu năm dù chất đạm tăng nhưng lượng canxi vẫn thiếu.
PGS Mai cho biết đây chính là nguyên nhân vì sao thể trạng của người Việt Nam vẫn thấp thấp hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đàn ông Việt Nam bằng đàn ông Indonexia, còn lại thấp hơn tất cả, trẻ em Việt Nam cũng thế.
Thiếu canxi tạo nên một thế hệ lùn và ngay cả những người ngoài 45 tuổi thì chiều cao vẫn giảm đi do thiếu canxi các đốt sống xẹp lại, trung bình sau tuổi 45 phụ nữ thấp đi hơn 2cm.
Người ta chỉ quan tâm tới các protein mà quên đi rằng canxi mới là thứ kiến tạo nên tầm vóc của mỗi con người.
Một người nặng 70 kg thì có hơn 1,1 kg là canxi ở trong xương và răng. Canxi chứa chủ yếu ở răng và xương chiếm tới 99%, chỉ còn 1% ở trong máu và các mô mềm.
PGS Lê Bạch Mai cho biết nhu cầu canxi ở người trưởng thành là 800mg, người trên 70 tuổi 1000mg/ngày nhưng khẩu phần có 500mg đáp ứng được rất ít nhu cầu.
Đặc biệt khi mang thai nhu cầu từ 800 lên 1200mg gấp rưỡi nhu cầu bình thường, khi cho con bú là 1300mg ngày.
Nhu cầu canxi của phụ nữ cần nhiều hơn nam giới, nhưng chỉ đáp ứng được mức canxi không vượt được 62%, ít nhất thiếu 40% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Chị em phụ nữ cần nhớ rằng mỗi mẩu xương của con khi mang thai là rút phần canxi của mẹ từ xương và răng vì thế bà bầu cần phải bổ sung canxi cho chính mình để đáp ứng lượng canxi cần thiết, không mang các bệnh ảnh hưởng từ thiếu canxi.
Đừng bỏ vỏ tôm, xương cá
Nhiều lần đi thực tế ở các địa phương, vị chuyên gia dinh dưỡng này thấy xót xa khi trẻ em học lớp 2, lớp 3 chỉ cao bằng những đứa trẻ 5 tuổi ở thành phố mà nguyên nhân là do thiếu canxi.
Canxi tạo nên bộ xương, chiều cao cho trẻ thì đã bị lọc ra hết qua bữa ăn. Theo điều tra, trẻ em dù được ưu ái lắm thì nhu cầu canxi tối thiểu của các cháu cũng chỉ được 61%. Còn lại, các cháu triền miên thiếu canxi.
Đây không chỉ tạo ra nỗi lo thế hệ lùn mà còn tạo ra các bệnh tật về sau như bệnh béo phì, mỡ máu, mỡ gan, tim mạch, đặc biệt là loãng xương.
PGS Mai cho biết, lượng tôm cá ăn vào trong một ngày của người Việt không phải ít tuy nhiên canxi vẫn ít bởi vì có quá nhiều vấn đề trong cách ăn của người Việt nên chúng ta đã vô tình bỏ đi những thứ quý giá nhất của con tôm, con cá.
Cá giàu vitamin D ở bụng cá, mỡ cá, gan cá thì ta bỏ từ khi chế biến, rất ghét ăn cá béo mà vitamin D được coi là hooc môn cần thiết để tổng hợp canxi cho cơ thể.
Không chỉ thế, theo bữa ăn của người Việt thì càng có điều kiện họ càng ăn cá to, tôm to rồi bỏ vỏ tôm, chỉ bóc lấy nõn ăn.
Bỏ xương cá chỉ ăn phần thịt là vô tình đã bỏ đi phần canxi vô cùng quý báu nên dù có ăn rất nhiều tôm cá, cua những chúng ta vẫn thiếu canxi.
Ăn cua người Việt chỉ bóc lấy thịt và giã lấy nước mà không bao giờ có thói quen ăn cua rang đặc biệt là cua đồng. Vô tình chúng ta bỏ hết canxi của cua, tôm, cá ra khỏi thực đơn.
Để bổ sung lượng canxi qua ăn uống, PGS Mai khuyến nghị bất cứ ai khi ăn nên coi trọng vỏ tôm, mai cua, xương cá, cá càng nhỏ càng tốt.
Ngoài ra, bà Mai cũng chỉ ra một số sai lầm của người Việt mỗi đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời đã phải cõng trên mình 53,6 lít nước ngọt, nước giải khát/năm. 38 lít bia/năm nhưng chỉ được cõng 14 lít sữa.
Trong khi đó việc uống sữa được khuyến khích thì rất ít gia đình quan tâm. Theo PGS Mai có thể do giá cả sữa ở Việt Nam con quá cao so với thu nhập của người dân.