6 cấm kỵ khi đi lễ chùa đầu năm mà nhiều người dễ mắc phải làm mất phúc báo

Nhiều người đi lễ chùa nhưng thường phạm phải những điều cấm kỵ khi đi lễ chùa đơn giản khiến cho việc cầu lộc, bình an không được như ý mà còn rước họa vào thân.

Trong phong tục người Việt ta, đầu năm mọi người thường đi lễ chùa để cầu bình an mong một năm sung túc, thuận lợi. Tuy nhiên, trong chùa có những quy tắc, cấm kỵ khi đi lễ chùa mà chúng ta cần biết để không phạm phải.

1. Không đi lại nghênh ngang, khệnh khạng, có những hành động suồng sã, không nghiêm túc. Bước đi nhẹ nhàng, từ tốn cho thấy bạn là người có văn hóa đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, thành kính.

2. Ngôn ngữ sử dụng cần lịch sự, đúng mực, không nói to, bàn tán bình phẩm hay chửi cãi nhau trong khuôn viên chùa.

3. Trang phục giản dị, lịch sự, khiêm tốn. Không ăn mặc quá xuề xòa nhưng cũng không được quá diêm dúa.

Ảnh minh họa

4. Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Dù ngoài xã hội bạn có địa vị gì, quyền cao chức vọng ra sao thì khi vào chùa mọi người đều ngang bằng nhau. Vì vậy không được cao ngạo, có những cử chỉ, lời nói bất kính với các tín chủ khác và nhà chùa.

5. Chùa chiền là nơi linh thiêng, vì vậy không được coi việc đi lễ chùa là trò giải trí, tiêu khiển, tham quan, dạo chơi thông thường. Khi làm lễ, cầu xin cần tránh Tam độc (Tham – Sân – Si), vì tâm không tịnh thì đi chùa cũng thành vô nghĩa.

6. Chúng ta đi chùa là để giải thoát. Tại sao lại như vậy? Giải thoát nghĩa là đạt sự tự do sau khi buông xả tất cả những trói buộc trong cuộc sống. Ngài Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) đã từng viết trong quyển “Tập bồ tát học luận” rằng: “Mọi niềm vui trên thế gian này đều đến từ lòng vị tha, mọi đau khổ trên thế gian này sinh ra từ sự ích kỷ.” Lòng vị tha là tinh hoa của Phật giáo, giải thoát là cốt lõi của đạo Phật. Vì vậy, khi đi lễ chùa, chúng ta nên mang một tâm thế thanh tịnh để một lòng hướng Phật.

Có duyên mới đến cửa Phật. Vì thế, các bạn hãy chú ý những điều trên để có một buổi đi lễ chùa thật thuận lợi nhé.

Xem thêm: Điều dễ phạm phải khi đi đền chùa đầu năm

Sau khi lễ chùa, đặt lộc, đồ lễ đã thắp hương lên bàn thờ tại gia là một trong những lỗi thường gặp.

Đầu năm mới đi đền, chùa để cầu khấn, cầu mong một năm an khang, thịnh vượng là một trong những lệ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đúng mọi nghi thức. Thậm chí, mọi người còn hay phạm phải những điều cấm kị dưới đây.

1. Nghi lễ thắp hương

Đối với hương que: Nên cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Trường hợp thấy có hương cháy, không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ cần thắp 1 nén hương là được, kị cắm cả thẻ/gói hương.

Đối với hương vòng: Chú ý đặt hương sao cho thuận với chiều kim đồng hồ.

Đối với hương tháp: Cần phải đặt hương tháp vào giữa đĩa hương hoặc lư hương.

Lưu ý: Dù là hương que, hương vòng hay hương tháp, khi thắp không để hương bị tắt. Không phải chỗ nào cũng được cắm hương. Những nơi như tay tượng, chân tượng, gốc cây, đồ lễ… không được tùy tiện cắm hương.

2. Cách thức cúng bái

– Trình tự lễ bái: Làm lễ ban thờ Đức Ông trước, sau đó lễ bái chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

– Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên (cửa phụ), đồng thời không được dẫm, đứng lên bậu cửa.

– Không được tùy ý gây ồn ào, nói chuyện to nhỏ hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh. Đồng thời, không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

– Khi muốn bước đi hay bước lên phía trước, cần chọn hướng đi tách biệt, không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

– Khi hành lễ, không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

3. Dâng đồ lễ

– Không nên cúng đồ mặn ở chùa.

– Khi đi lễ chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Nhưng tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

Dieu de pham phai khi di den chua dau nam hinh anh 3
– Khi đi đền chùa đầu năm, nên đặt tất cả tiền thật vào hòm công đức chính. Không nên đặt rải rác tiền trên tất cả ban thờ hay đặt vào tay, chân tượng. Nếu cẩn thận hơn, nên đặt tiền vào hòm công đức nào nằm lệch, không chính giữa ban thờ. Theo quan điểm phong thủy, hòm công đức đặt chính giữa, ngay phía trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, gây bất lợi cho mọi người.

– Không nên đặt các loại rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

4. Lấy lộc mang về nhà

– Không ít người có thói quen mang các đồ đã cúng ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Điều này là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại, thêm nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

– Nếu làm công đức, chỉ cần đặt tiền vào hòm, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.

– Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Theo phong thủy, cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

– Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.

– Bùa, chú… đa phần có trường khí âm vì thế không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân mà thôi.

Theo lịch ngày tốt