9 sai lầm về ĐẠO PHẬT còn hiểu sai thì đừng mong Phật phù trợ, chở che

Đạo Phật không phải là điều xa lạ đối với người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng có cách nhìn nhận và hiểu về đạo Phật đúng đắn nhất. Dưới đây là những điều hay hiểu nhầm về đạo Phật nhất.

Đức Phật không có thật

Trong tâm thức của người Việt, Phật được coi như vị thần thánh, tuy nhiên, thực tế Đức Phật xuất thân chính là người trần mắt thịt. Trải qua quá trình tu luyện, Người trở thành Phật và đi truyền đạo khắp nơi, cứu khổ chúng sinh. Đời sau để tưởng nhớ công đức và tôn vinh những giá trị nhân sinh tốt đẹp mà Ngài mang lại nên thờ cúng.

Tín ngưỡng

Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng riêng, nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

Đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến cầu xin những ước muốn dung tục

Triết luận

Đạo Phật có tuệ  giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

Theo Phật đến cực lạc

Đây là suy nghĩ của rất nhiều người. Phật không phải là được tới thiên đường hay Cực Lạc, mà là quá trình con người rũ bỏ sự đau khổ nơi trần thế, tìm tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Con đường đi đến hạnh phúc đó chính là sự tu dưỡng, tích đức bản thân.

Đạo Phật không phải là tôn giáo

Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

Đạo Phật không phải là tôn giáo

Khấn Phật để xin tài lộc

Phật dạy chúng sinh rũ bỏ tham, sân, si, sống bình yên và giản dị nên không có lý gì mà khấn Ngài để xin vàng, xin bạc. Hơn thế nữa, triết lý cơ bản của Phật giáo là thuyết nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên việc cầu cúng hoàn toàn không có tác dụng.

Định mệnh

Phật nói đến nghiệp nhân quả chứ không phải là định mệnh

Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui – chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.

Phật tử phải ăn chay

Ăn chay là hình thức được nhà Phật khuyến khích, vừa tránh sát sinh lại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người theo đạo Phật không nhất thiết phải ăn chay trường. Tùy vào tình hình sức khỏe và điều kiện, có thể ăn chay theo các tuần trai.

Đạo Phật chỉ dành cho người già

Tâm linh thì không có tuổi, tôn giáo thì không phân biệt người. Phật giáo là chỗ dựa về tinh thần cho tất cả những ai đang muốn đi tìm hạnh phúc đích thực của cuộc sống. Dù đang còn trẻ hay tuổi đã xế chiều thì Phật giáo cũng đều mang đến cho bạn những kiến thức, những bài học, những kinh nghiệm và triết lý sống đơn giản nhưng ý nghĩa.