Nỗi ÁM ẢNH kinh hoàng của tình nguyện viên khi tắm rửa, khâm liệm cho các bào thai bị nạo phá, có bé đã tượng hình, còn có bé thì…
Em đã từng đặt câu hỏi, những người đi phá thai tại các phòng khám, bệnh viện xong thì bác sĩ sẽ xử lý phần thai đó như thế nào? Không lẽ họ bỏ xuống cống, bỏ xe rác hay đem quăng ở một khúc sông nào đó?
Câu hỏi thì đơn giản nhưng suốt mấy năm qua chẳng ai dám trả lời. Cho đến hôm nay đọc được câu chuyện của một nhóm bạn trẻ ở Bắc Ninh chuyên làm công việc thu gom những bào thai về đông lạnh, tắm rửa rồi chôn cất mới thấy cảm động biết bao.
Thì ra cuộc sống đâu chỉ có cơm áo gạo tiền mà còn rất nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian, dẹp qua sự sợ hãi để đi làm công việc nhân đạo. Và nhân vật chính trong câu chuyện ấy chính là Minh Trí – người đã vượt qua mọi định kiến, lời xì xầm bên ngoài, quyết bám trụ với công việc này chỉ vì ám ảnh một câu nói:
“Thai dù lớn hay nhỏ đều mang về cho chó, lợn ăn”.
Hành trình đến với công việc thu gom bào thai
Thay vì chọn làm những câu việc theo đúng lứa tuổi của mình như: thiết kế, kĩ sư,… Nhưng không, người thanh niên trẻ ấy cùng với 9 bạn trẻ nữa ở Bắc Ninh đã cùng nhau làm công việc gom xác này trong suốt gần 5 năm qua. Trên hành trình đi tìm những bào thai xấu số về chôn cất ấy, nước mắt họ đã rơi xuống rất nhiều.
Khi được hỏi về lý do chọn công việc này, Minh Trí nói sau một số lần đi nghe giảng pháp và tham gia khóa tu tại chùa cậu đã hiểu và cảm thông cho những sinh linh bé bỏng: “tôi thường nghe gia đình, bạn bè kể về việc thai nhi bị bỏ rơi ngoài cổng chùa, ngoài bãi rác.
Các con dù lớn hay nhỏ cũng là một kiếp người. Bị bố mẹ ruồng bỏ đã quá tội nghiệp. Vậy mà đến khi nằm xuống cũng không có một nơi an nghỉ. Vì thế, tôi đã nguyện gắn bó với công việc không ai muốn làm này”.
Kể từ đó, cứ sau 21h mỗi ngày, Trí cùng với các bạn rong ruổi trên các nẻo đường, bới rác để tìm các bào thai bị mẹ đẻ ruồng bỏ. Nhóm còn đến tại các phòng khám, bệnh viện để xin bào thai. Cũng có không ít phòng khám không cho thai nhi với lý do sợ nhóm làm điều gì đó mờ ám. Hoặc có thể họ sợ bị lộ hoạt động của phòng khám.
Theo đó, thai nhi sau khi được “trục xuất” ra khỏi cơ thể mẹ sẽ được gói vào túi, quẳng ra thùng rác hoặc tống xuống chiếc cống nào đó… Có lần Trí bàng hoàng khi chính tai nghe thấy một người làm trong phòng khám nói: “Thai dù lớn hay nhỏ cô cũng đều mang về cho chó, lợn ăn”.
Hoặc nếu không, bào thai sẽ bị cho vào túi rác, hoặc bị tống xuống dưới cống… Chính những thảm cảnh thương tâm này đã khiến cả nhóm càng quyết tâm đi “ăn trộm” bào thai vào ban đêm để thu gom về chôn cất cho các bé một nơi yên nghỉ.
Hãy cho con được mở mắt chào đời
Thường những trường hợp nạo phá thai đều là những người mang thai ngoài ý muốn, lỡ để dính bầu nhưng không dám sinh ra nên đã tìm đến các phòng khám để phá. Những trường hợp này chủ yếu xảy ra ở các bạn trẻ. Vì yêu nhau, quyết “hy sinh” vì nhau nên đã không biết chừng mực, giới hạn.
Nhóm này bao gồm cả những người sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhắm mắt làm liều hay chỉ vì vài ba lời hứa hẹn: “anh hứa sẽ lo cho em” mà hậu quả là một đứa bé vô tội bị phá bỏ.
Bản thân người phụ nữ phá thai phải đối diện với nguy cơ vô sinh vĩnh viễn hoặc cũng có khi mất mạng. Nhưng đó chưa bao giờ là nỗi sợ hãi để mọi người phòng tránh. Bởi nếu biết sợ thì đã không có chuyện Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng người nạo phá thai trên toàn thế giới, cụ thể là con số 1,52 triệu ca (thống kê 2017).
Không biết bản thân những người đó họ nghĩ gì, đằng nào cũng là con mình, một phần máu thịt của mình sao lại nỡ giết hại như vậy? Một sinh linh dù đã tượng hình hay chưa cũng là một mạng người, nạo phá đi cũng là một hành động giết người.
Thế nhưng đâu phải ai cũng nghĩ được như thế, khi đã lỡ dính bầu thì họ chỉ biết tìm cách giải quyết thật nhanh chứ có thương tiếc gì đâu. Nhìn những hình ảnh các bạn trẻ của Bắc Ninh gom xác các bé về để trong tủ đông mới thấy thương xót biết bao nhiêu.
Nhóm của Minh Trí đi xin bào thai đến khoảng 23h đêm, sau đó họ sẽ cùng nhau đi bới rác để tìm những thai nhi còn sót lại. “Túi nào dính máu, túi đó chắc chắn có thai nhi nằm bên trong. 10 túi thì đến 8, 9 túi có thai. Phòng khám nào cẩn thận thì gói riêng từng bào thai.
Nhưng cũng có không ít phòng khám để các bé nằm lẫn lộn với rác rưởi, bông băng gạc, thậm chí cả băng vệ sinh”, giọng Minh Trí nghẹn lại.
Mọi người trong nhóm bới không sót một thùng rác, mỗi chiếc túi bóng nào. Thương nhất là mở ra túi ra có bé đã được 8, 9 tháng tuổi vẫn còn nguyên dây rốn, cơ thể trắng bệch hoặc tím bầm. Có những chiếc túi bóng chứa đến 20 em bé nằm bên trong. Có bé còn nguyên, có bé đã bị cắt nát. Đầu, mình mẩy, chân tay mỗi thứ một nơi…
Minh Trí cho biết một trong những công đoạn lấy đi nhiều nước mắt của cậu là lúc phân loại, tắm rửa cho bào thai. Bé nào đã lớn, còn nguyên vẹn hình hài thì được phòng khám cho nằm riêng trong một túi. Thương tâm nhất là những bé đã bị cắt nát, không còn nguyên vẹn.
“Con nằm lẫn trong đống rác rưởi, bông gạc. Chính vì thế, cả nhóm phải phân loại các bào thai và sắp xếp lại. Cho dù chỉ là một cục máu, chúng tôi vẫn cho con riêng vào một túi nhỏ. Dù lớn hay nhỏ thì các con cũng là một kiếp người cần được yên nghỉ”, Minh Trí nghẹn ngào chia sẻ.
Nhưng các chị biết không, đặc thù của nghề này hoàn toàn không giống với những nghề khác. Để làm được công việc, Minh Trí và các bạn đã cùng nhau trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Bàng hoàng, đau đớn khi nhìn thấy những em bé trắng bệch nằm trong túi ni lông đen ngòm.
Phẫn nộ, uất hận, bất lực mỗi khi nhìn những cánh tay, cẳng chân, thân mình nhỏ xíu nằm rời rạc trong đống nhầy nhụa. “Nâng trên tay hình hài nhỏ xíu như cái nắm cơm, chúng em thấy hận. Nếu cha mẹ không bỏ con, thì giờ này con đang ở một thế giới ấm áp chứ không phải chết thương tâm như vậy”, Minh Trí bày tỏ.
Sau khi phân loại xong, các bào thai sẽ được bảo quản trong tủ đông lạnh đặt tại nhà Minh Trí. Cứ nửa tháng, tủ đầy lên, cả nhóm lại tự tay mang các bé ra giã đông, tắm nước gừng, mặc quần áo mới rồi đem lên nghĩa trang hài nhi Đồi Cốc, Sóc Sơn chôn cất. Cả nhóm làm điều này với ước nguyện các con sẽ được tươm tất, sạch sẽ khi sang thế giới bên kia.
Chị T. Nhàn, một tình nguyện viên làm công việc tắm cho bào thai tâm sự: “Thương lắm! Ban đầu ai cũng ám ảnh, về không ăn không ngủ được vì thương các con. Làm nhiều thành quen, bắt buộc phải quen, thậm chí trơ trước những hình ảnh thương tâm như thế”.
Và cũng không biết bao nhiêu lần nước mắt của chàng trai này đã nhỏ xuống khi đi thu gom bào thai: “Những hình ảnh quá thương tâm đập vào mắt khiến mấy anh em vừa thương, vừa đau, vừa cảm thấy hận. Hận bố mẹ các bé sao nhẫn tâm ruồng bỏ con, để con đã không được lên làm người.
Bố mẹ ở đâu? Có biết sau quyết định tàn nhẫn của bố mẹ, con phải nằm chung với rác rưởi, mình mẩy không còn nguyên vẹn thế này?”,
Đây cũng chính là câu hỏi đã làm dây dứt biết bao nhiêu người: bố mẹ ở đâu? Khi quyết định cướp đi một sinh mạng nào đó, bản thân làm ơn hãy đặt câu hỏi: vì sao lại xảy ra chuyện này? Có phải vì lúc đó quá ham vui nên nhắm mắt làm liều? cũng có phải vì nghĩ đơn giản rằng dính bầu thì đi phá chứ có gì lớn đâu?
Hay là do bản thân thiếu kiến thức, sự thiếu sót trong giáo dục hay chính lối sống vô trách nhiệm đã đẩy những đứa con của họ bị bức tử thế này?
Ai cũng có quyền được sống, đến loài vật cũng như vậy. Đặt trường hợp bản thân mình bị ai đó dùng kéo, dùng dao ép cho đến chết rồi đem quẳng vào sọt rác, xuống cống, xuống sông liệu có chịu nỗi không? Lời lẽ nào để biện minh được cho hành động độc ác này?
Bản án nào cho những con người vô lương tâm?
Còn nhiều, nhiều lắm những câu chuyện đau lòng do nhóm bạn trẻ Minh Trí chia sẻ. Thế nhưng nói đến bao giờ cho hết những tội lỗi do chính con người vô trách nhiệm gây ra? Hổ dữ còn không ăn thịt con, thế nhưng con người không ăn thịt mà lại đem con mình đi phá bỏ, bắt nát từng bộ phận để mong “thoát nạn”.
Dù gì cũng là một kiếp người mà lại bị đối xử như vậy bản thân những đứa bé tội nghiệp ấy sẽ hận đến mức nào. Nhờ có những con người với tấm lòng cao cả như nhóm của Minh Trí mà các bé có được chỗ yên nghỉ.
Tuy nhiên công việc này không được nhân rộng bởi mấy ai hiểu được nỗi lòng của những đứa trẻ bị bỏ rơi khi chưa được tượng hình, bị cướp đi mạng sống bởi chính cha mẹ của chúng. Và cũng có mấy ai dám đối mặt với hậu quả do chính “đồng loại” của mình gây ra? Cơm áo gạo tiền còn chờ họ ở ngoài kia, họ đâu thể nào buông bỏ để làm công việc này được.
Minh Trí nói rằng đã có rất rất nhiều người chê bai, chế giễu, nói anh và nhóm bạn bị “điên”, “khùng”, “dở hơi” vì đi gom bào thai chết rồi đem “thứ xúi quẩy”, “không sạch sẽ” về nhà mình. Có người hỏi: “Đi làm thế này có được lương cao không?”. Cả nhóm chỉ cười trước câu hỏi đó.
Có lần, Minh Trí đã đặt bàn tay lên ngực trái của mình rồi thẳng thắn trả lời: “Lương của chúng em cao lắm. Lương đó là lương tâm. Chúng em làm vì lương tâm của mình”.
Để tránh các bé phải nằm chung với rác rưởi, băng vệ sinh, không ít lần Minh Trí và các bạn đã phải “chầu chực” để xin bào thai vẫn còn ấm nóng. Tính trung bình, mỗi tháng, cả nhóm gom được khoảng 1000 bào thai.
Cứ nửa tháng, họ lại tiến hành chôn cất các bé một lần tại nghĩa trang hài nhi Đồi Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn) một lần. Gần năm năm nay, họ đã chôn cất được hơn 50.000 thai nhi bị cha mẹ ruồng bỏ. Năm nào cũng vậy, ba tháng giáp Tết luôn là thời điểm “cao điểm”, số lượng thai nhi bị bỏ sẽ tăng lên gấp rưỡi.
Hằng ngày cứ nghe những chuyện đau lòng về vợ chồng ly dị, gia đình tan rã vì vợ không sinh được con cho chồng. Mẹ chồng hà khắc, khinh bỉ nói câu: “cây độc không trái, gái độc không con” cũng bởi vì người phụ nữ ấy không sinh được đứa cháu cho bà ẵm bồng.
Người người đổ xô đến các Cô nhi viện mong tìm được đứa trẻ đem về thủ thỉ cho vui nhà vui cửa. Có người còn bán cả tài sản để mua thuốc thang chỉ vì muốn có được đứa con. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người sẵn sàng bất chấp tính mạng chỉ để phá cho chết đứa con trong bụng mình. Đời thật lắm bất công.
Thôi thì nhắm mang thai mà nuôi được thì cứ mang. Còn nếu thấy chưa sẵn sàng để làm cha mẹ thì đừng để dính bầu. Làm ơn đừng gieo rắc nỗi đau đớn, tội lỗi lên những đứa bé vô tội nữa. Việc làm bất nhân hôm nay sẽ phải trả giá đắt thành ra hãy suy nghĩ cẩn thận./.
Theo WTT