Nguyên nhân ‘THẬT SỰ’ vụ mẹ bầu ôm 2 con nhảy cầu tự tử và bài học đắt giá cho phụ nữ đi làm dâu, trao thân gửi phận nhà ‘người ta”

Theo theo thông tin ban đầu thu thập được nguyên nhân dẫn đến việc ôm 2 con đứa con thơ nhảy sông tự tử của chị Chu Thị V., trú tại xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là do mâu thuẫn với chồng và buồn chuyện gia đình.

Mấy hôm nay, em thấy các mẹ xôn xao vụ mẹ đang mang thai tên C.T.V (sinh năm 1992 trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An) đã ôm 2 con (cháu trai 3 tuổi và cháu gái 4 tuổi) gieo mình xuống sông cầu Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu) tự tử. Do sự việc xảy ra quá chớp nhoáng nên những người chứng kiến đã không thể làm được gì. Tất cả đều đã theo dòng sông chảy xiết mà ra đi mãi mãi.

Người dân tập trung đông đúc xem lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể ba mẹ con chị V (Ảnh minh họa)

Ban đầu, em thắc mắc không biết vì lý do gì mà mẹ này lại nghĩ quẩn để rồi gây ra cái chết bi thương cho ba mẹ con và cả cái thai chưa kịp thành hình trong bụng. Có nguồn tin cho hay mẹ V xích mích với chồng (vì trước đây, khi mẹ V đang mang bầu đứa con đầu tiên thì có cự cãi đòi ly hôn nhưng được hòa giải). Em bắt đầu quan tâm tìm hiểu kĩ thì phát hiện nguồn cơn có vẻ không phải do cãi nhau với anh chồng đâu các mẹ ơi mà chính là mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu.

Tuy hiện tại chưa thể kết luận điều gì cụ thể nhưng qua câu nói của người bác ruột mẹ V (“việc Vân ôm các con nhảy sông như vậy đương nhiên là phải có nguyên nhân rồi”) và lời ông L trưởng xóm 3, xã Diễn Tháp thì em nghĩ mẹ này tìm đến cái chết là do có chuyện gì đó không nhất trí với mẹ chồng nên mới uất ức, quẫn trí tìm đến cách giải quyết cực đoan này.

Thứ nhất, chị V hồi chưa chồng làm bí thư đoàn thanh niên thôn xóm. Mà muốn làm chức vụ này hẳn ít nhiều phải là một người phụ nữ năng nổ, đảm đang, biết lo việc gia đình. Tuy nhiên, từ ngày lấy chồng, người ta thấy chị Vân ở nhà mẹ ruột còn nhiều hơn ở nhà chồng. Các mẹ nghĩ sao về chuyện này? Phải có lý do gì đó thì một đứa con dâu có học thức mới chán hoặc sợ ở nhà chồng chứ!

Mọi người thương tiếc tiễn đưa linh cữu của ba mẹ con chị V về nơi an nghỉ cuối cùng (Ảnh minh họa)

Thứ hai, chồng chị V đang làm ở địa phương nhưng kiếm được ít tiền hơn so với những người đàn ông khác thành ra kinh tế eo hẹp. Em nghĩ có thể cũng vì chuyện cơm áo gạo tiền, gánh nặng con cái mà sinh ra mâu thuẫn với nhà chồng.

Thứ ba, trong đám tang của 3 mẹ con, mẹ ruột của chị V không cầm được lòng mình mà thét lên: “Không khổ mà nó nhảy xuống sông chết à”. Rõ ràng là có uẩn khúc sâu cay gì trong đó chứ ai đời một người phụ nữ trẻ có ăn có học lại quyết tâm tự kết liễu đời mình, còn lôi theo mấy đứa con vô tội, đáng thương chết cùng.

Bàn thờ với 3 di ảnh được lập tạm bợ khiến ai nhìn vào cũng không khỏi xót xa (Ảnh minh họa)

Sẵn đây em cũng nói thật cho các mẹ biết luôn chuyện của em. Em về làm dâu được cũng gần chục năm rồi, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu cũng xảy ra thường xuyên như cơm bữa luôn mà chủ yếu xoay quanh chuyện chăm con. Cả hai đều cứ khăng khăng mình đúng, nhiều khi em cũng cảm thấy bế tắc lắm muốn đưa con bỏ đi đâu đó thật xa cho yên ổn thôi, chứ chưa đến mức nghĩ tới cái chết như mẹ V này.

Chồng em là con một, mẹ chồng yêu chiều con trai đến mức chẳng cho con rớ tay vào việc gì. Hồi mình sinh đứa con đầu, nhiều khi bận bịu quá nhờ chồng thay giúp cho con cái bỉm thôi mà mẹ chồng trông thấy đã la um lên: “Thằng Quân đàn ông con trai sao mày bắt nó làm cái việc giơ bẩn của đàn bà con gái này, lần sau mày không muốn làm thì kêu tao làm”.

Rồi chuyện cho con ăn dặm. Em xác định ngay từ đầu sẽ cho con ăn kiểu tự chỉ huy. Mà bé nhà em thuộc dạng lười ăn, lười nhai nên đồ ăn em cất công luộc, hấp bao nhiêu đem ra con chỉ gặm gặm, mút mút một tí rồi vứt bừa bãi. Nhiều khi em phát bực nên quát mắng om sòm, mẹ chồng thấy vậy không an ủi, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ thì thôi còn mắng em không biết làm mẹ, cọc cằn, thô lỗ. Em tức quá đáp trả lại thì bị cho là hỗn, rồi hai mẹ con cứ thế đấu võ mồm rồi chiến tranh lạnh trường kỳ với nhau. Em nhớ có lần mới bưng khay đựng thức ăn thô và 1 chén nước hầm daishi ra cho con thì chị hàng xóm gọi sang lấy cá về nấu (tại mẹ chồng em lười đi chợ nên gửi chị ấy mua giùm).

Em ngoan ngoãn đi liền, ai dè lúc về thấy mẹ chồng lui cui bưng bát gì đấy đút cho cháu ăn ngon lành. Thì ra là mẹ chồng đổ chung khay thức ăn thô với nước daishi vào nhau rồi xay nhuyễn thật nhuyễn, thêm mắm thêm muối đút cho con ăn. Thế là công em tập cho con ăn thô thành công cốc hết. Vậy là mỗi lần em đi làm, ở nhà mẹ chồng cũng làm như vậy luôn, hèn chi con em cứ lười ăn, mãi mà chả chịu nhai gì cả trong khi mấy đứa con của đồng nghiệp em nghe đâu tự xúc thìa ăn được hết rồi. Em điên quá nên làm cho một tràng: “Sao má lại xay thức ăn nhuyễn thế này bảo sao thằng nhỏ lớn to đầu rồi mà không biết nhai, lười ăn vô cùng, rồi nêm mắm muối mặn chát nữa chứ, cái gì má cũng tự ý hết, má có biết nhiều việc làm của má lạc hậu lắm không, chỉ hại con hại cháu thôi” .

Mẹ chồng em lúc đó cũng chả vừa đâu, tiếp lời em liền: “Cháu tao tao không thương thì thôi chứ hại làm gì, mày ăn nói cho đường hoàng đó, thằng cu mới mọc có mấy cái răng loe ngoe mà mày cứ bắt nó ăn đồ cục cục hòn hòn, cứng thế này thì làm sao mà nó nhai nó nuốt rồi có đủ dinh dưỡng được”. Nghe mẹ chồng nói vậy, em chỉ còn nước bái lạy luôn, không biết giải thích sao cả. Mẹ chồng nhiều khi bực quá còn vơ vén quần áo đồ đạc của em ném ra sân rồi đuổi hai vợ chồng ra ngoài ở riêng suốt. Em muốn đi lắm nhưng kinh tế hiện tại chưa cho phép. Giờ sống mà giống như ăn nhờ ở đậu vậy á. Chỉ biết khóc thầm thôi.

Nhiều khi sang nhà bạn bè hay hàng xóm chơi, thấy mẹ chồng – con dâu người ta tình cảm, quan tâm nhau tự dưng em lại thấy chột dạ, nhói lòng. Em cũng muốn có một người mẹ chồng tốt bụng lắm chứ, và em cũng muốn làm một cô con dâu ngoan hiền lắm chứ, nhưng sao khó quá, em không thể! Mỗi ngày trôi qua với em là một cực hình. Em sống trong gia đình chồng mà cứ nghĩ mình đang chịu một sự tra tấn tinh thần nào đó đáng sợ lắm. Hằng ngày, em chỉ mong mau mau tới 10 giờ đêm để leo l.ê.n g.i.ư.ờ.n.g đi ngủ, để tránh chạm mặt mẹ chồng, em sợ bình minh đến, vì lúc đó em phải thức dậy, rời khỏi phòng ngủ và ra ngoài kia, nơi đó có bà mẹ chồng luôn nhìn em bằng con mắt dò xét, lạnh lùng.

Ức chế là thế, tủi nhục là thế nhưng em luôn cố gắng nhẫn nhịn, em tin rằng không có sự cố gắng nào là không được đền đáp. Rồi sẽ có một ngày nào đó mẹ chồng sẽ hiểu và yêu thương em như yêu thương đứa con gái ruột của bà vậy. Em tuyệt nhiên không bao giờ nghĩ đến chuyện tự vẫn, càng không nghĩ rằng mình sẽ ôm con cùng kết liễu cuộc đời này. Vì sao ư? Vì cuộc đời này của em là do cha mẹ em ban cho, em không có quyền hủy hoại nó mà em phải có trách nhiệm sống tốt, vượt qua những khó khăn để hoàn thiện mình. Còn con em, nó là một đứa trẻ đáng yêu, vô tội. Nó có quyền được làm người. Mình mang con cùng chết nghĩa là mình đang nhân danh tình mẹ để lấy đó làm con dao giết người. Em không bao giờ đồng tình với việc làm ấy.

Có rất nhiều cách giải quyết khi mẹ chồng – nàng dâu có xung đột cơ mà. Hà cớ gì lại lấy cái chết ra để hóa giải. Thật là quá sai lầm. Các mẹ có thể bắt chước cách của em – cố gắng nhẫn nhịn mà sống, nhiều khi uất ức quá thì cứ “bung xõa”, đáp trả một chút cho nhẹ lòng rồi sau đó quên đi chứ đừng ghim vào tim để rồi nỗi đau lớn dần sinh ra trầm cảm, không làm chủ được bản thân mình.

Mặt khác, “không có lửa thì sao có khói”, nhiều khi mâu thuẫn ấy lại chính lỗi do các mẹ đấy chứ không phải mẹ chồng đâu. Điều quan trọng là mình nên biết cách suy xét, nhìn nhận vấn đề ở nhiều mặt. Chẳng hạn trong chuyện của em. Hai mẹ con cãi nhau quanh vấn đề ăn dặm của bé. Giờ em mới phát hiện ra con em không hợp với phương pháp ăn tự chỉ huy, nó hợp với kiểu truyền thống của bà nội hơn. Sau 2 th.á.n.g phó mặc chuyện ăn uống của con cho bà nội, nay bé ăn rất ngoan, tăng cân tốt, giờ đã biết ăn cơm nát luôn rồi, chẳng mấy chốc mà ăn được cơm như người lớn. Vậy mà trước đây em cứ cãi mẹ chồng chem chẻm vì bà cho cháu ăn đồ xay nhuyễn.

Các mẹ cũng có thể nhờ sự can thiệp từ những người thân khác, ưu tiên chọn người bên dòng họ nhà chồng cho khách quan (chẳng hạn chồng, bố chồng, chị em chồng, cô, chú, thím…) để nhờ họ giảng giải, nói đỡ cho mình. Chắc chắn mẹ chồng sẽ chịu nghe và thay đổi một chút thái độ với con dâu thôi.

Cuối cùng, hãy cố gắng làm người phụ nữ chủ động, biết lo lắng cho gia đình và biết kiếm tiền để phụ giúp chồng. Vì thực tế không một bà mẹ chồng nào muốn con trai mình làm lụng vất vả để nuôi cả nhà trong khi đứa con dâu không ruột rà máu mủ ở đâu lại nhảy vào ngồi mát ăn bát vàng cả.

Em chỉ có đôi lời như thế thôi. Các mẹ còn chiêu gì hay để hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu thì cứ thoải mái chia sẻ để mọi người được học hỏi nha. Biết đâu nhờ những chia sẻ nhỏ bé này mà cứu vãn được những thân phận phụ nữ khác đang trên đà tuyệt vọng.

Theo WTT