Phật dạy: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”
Nhà văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”. Tại sao lại như thế? Chúng ta ăn cơm lành, canh ngọt, ăn quả chín, rau xanh, tại sao những lời chúng ta nói lại có thể như thuốc độc?
Duyên lành sẽ đến nếu một lòng hướng thiện
Nhiều người làm việc ác mà “không bị” ác báo, nguyên nhân chính là …?
Ngày ta chập chững lò dò tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, đòi ăn, đòi chơi,…ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lòng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu biết buông lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn sắc.
Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im. Chúng ta lặng im để không làm tổn thương người khác, không gây nghi kỵ lẫn nhau; để không phàn nàn, không phán xét, không chì chiết; để không nói ra những lời giả dối, sáo rỗng; để không khiến người ta nổi giận; để không mang những tiếng xấu gieo rắc trong đời. Cuộc đời đã là bể khổ với đủ rối ren rồi, chúng ta học im lặng, đừng bới móc rác rưởi nữa để học cách ngắm hoa nở xinh tươi.
Chúng ta không cần phải cố công cố sức nói với một người rằng 4 x 4=16 nếu như người ta tin vào kết quả khác của riêng họ mà không muốn nghe. Chúng ta thắng cũng chẳng ích gì?
Trong mọi mối quan hệ, chiến thắng một cuộc tranh cãi cũng là chúng ta đã thua, thua vì có thể dẫn đến sự bất hòa giữa hai người. Đúng sai ra sao, rồi cuộc đời sẽ dạy cho họ, không sớm thì muộn họ sẽ nhận ra được bài học của mình.
Đừng cố công bảo: “Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi mà anh không chịu nghe”. Bởi vì nếu như muốn nghe, tự khắc tai họ sẽ kiếm tìm, tâm họ sẽ rộng mở.
Cuộc đời nhỏ hẹp lắm, cũng chỉ là cái vòng lẩn quẩn của nhân và quả thôi. Mà cuộc đời cũng lại dài rộng lắm, ta chưa sống hết cuộc đời, làm sao chắc chắn tuyệt đối rằng không có kết quả khác cho 4 x 4.
Tạo hóa rất công minh khi sinh ra hai mắt để nhìn cho thấu, hai tai để nghe cho nhiều, hai chân để đi cho xa, hai tay để năng làm việc giúp đời nhưng lại chỉ cho ta một cái miệng, chính là để ta nói ít đi. Chúng ta chỉ nói cho người biết lắng nghe mà thôi.
Tai con người rất lạ, nó chỉ thích vểnh lên nghe tiếng trên cao mà lờ đi âm thanh dưới thấp. Người đặt bản ngã mình cao hơn người khác sẽ chẳng thể nghe được gì, chẳng học được gì mà cứ lẩn quẩn trong u minh mãi.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.
Lẽ dĩ nhiên không phải lời thị phi nào cũng dễ bỏ ngoài tai. Có những lời sỉ nhục nhân cách, tác động không chỉ tới riêng ta mà còn tạo làn sóng dư luận đến tâm lý những người quanh ta, họ có thể từ chỗ lời thị phi mà nhìn nhận không đúng về ta.
Cứ bình tĩnh. Bởi lẽ, những lời thị phi sẽ chỉ ảnh hưởng được những ai hời hợt qua loa đánh giá vấn đề từ cửa miệng; những người sâu sắc, thâm trầm, có tri thức thì biết nhìn sâu nhìn rộng và chỉ có nhận xét khi đã thẩm định kĩ càng. Thế nên, nếu ta đúng thì hãy giữ vững sự kiên định của tâm thức, bởi chẳng khó khăn gì khi ta vượt qua những lời ong tiếng ve không sự thật, căn cứ.
Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.