Tháng 3 âm lịch, nhất định phải kiêng kỵ những điều này tránh rước họa vào thân!

Những kiêng kỵ trong tháng 3 Âm lịch là điều mà mọi người nên biết, khi đây là tháng thanh minh, tháng của Tết Hàn thực (Tết bánh trôi bánh chay).

Tháng 3 Âm lịch cần kiêng lửa

Tết Thanh minh được bắt nguồn từ một tích cổ ở Trung Quốc. Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Ảnh minh họa.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm.

Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3-3 đến mùng 5-3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3-3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện bình thường, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Một điều thường thấy chính trong những ngày đầu tháng 3 âm này, người dân thường kiêng ăn mặn (không ăn mạng chúng sinh), đặc biệt trong 3 ngày từ 3-5/3 âm, nhiều gia đình thường ăn chay.

Kiêng kỵ trong tết thanh minh

Tết thanh minh thường tiến hành vào cuối tháng 2 âm và đầu tháng 3 âm, trong thời điểm này, thường có những kiêng kỵ trong tháng 3 Âm lịch như sau:

Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần thì nên đi cùng nhiều người.

Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.

Khi tảo mộ, không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý.

Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.

Những bạn có khí trường yếu, tốt nhất là về nhà bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất hay thấy có người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dùng cách này để tránh.

Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh dàn ngang, tập thể ở trước mộ, nhưng chụp ảnh các hoạt động khi hành lễ thì được.

Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

Tiết Thanh Minh có một số cấm kỵ phong thủy thường gặp cần phải đặc biệt tuân thủ. Tiết Thanh Minh không nên mua giày (vì trong tiếng Trung giày và từ tà (tà khí) đọc giống nhau). Thêm vào đó, những ngày này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần đi phải đem theo một số vật tránh tà.

Cấm kị việc nói bậy hoặc đùa cợt trong khi làm lễ.

Tiết Thanh minh không nên mời thầy pháp theo cúng lễ sinh tốn kém. Chỉ gia đình, họ tộc tự đi tảo mộ, tự khấn vái là được để tỏ lòng thành tâm là được.

Kiêng ngày 3, 5, 7, 14, 23

Theo quan niệm dân gian, đó là những ngày “Tam Nương sát”. “Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (đầu tháng ngày 3, ngày 7), trung tuần Thập tam Thập bát dương (giữa tháng ngày 13, 18), hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27”, đó là những ngày được cho là xuất hành hoặc khởi sự đều vất vả, không được việc.

Còn các ngày 5, 14, 23 lại được cho là ngày Nguyệt kỵ. Các ngày này cộng lại đều bằng 5, dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.

Đây là những quan niệm của dân gian, truyền từ đời này đến đời khác tạo thành như thế. Và việc kiêng kỵ là một liệu pháp để mọi người có động lực, niềm tin, yên tâm vào công việc đang làm, sẽ làm. Cũng như để tham khảo để mọi điều được hành thông và may mắn chứ tuyệt đối không nên cuồng tín hiểu sai để tạo ra những điều không mong muốn…

Theo ANTĐ