Phật dạy 12 điều căn cốt tụng kinh niệm Phật thành tâm!
Ngày nay người tụng kinh niệm Phật không nhất định phái xuất gia tu hành, chỉ cần có lòng, bất cứ ai cũng có thể hướng Phật. Nhưng niệm Phật mà không hiểu Phật thì không có ý nghĩa gì hết. 12 điểm lưu ý tụng kinh niệm Phật dưới đây phải ghi nhớ thật kĩ trước khi bước vào Phật đường.
1. Chuyên tâm
Phật giáo có khối lượng kinh sách khổng lồ, chứa đựng kho tàng kiến thức vô cùng uyên thâm, chưa ai có thể tự xưng là thấu hiểu hết. Người mới bắt đầu hay người đã theo con đường Phật pháp từ lâu khi đứng trước kiến thức Phật giáo đều như người mới, thiếu hiểu biết.
Vậy làm thế nào để tụng kinh niệm Phật hiệu quả? Hãy chuyên tâm tụng niệm một quyển, không nên tham lam mà tìm hiểu nhiều quyển một lúc. Chuyên tâm thì mới hiểu thấu, giáo lý nhà Phật không cốt ở nhiều mà cốt ở sâu, không quan trọng bạn đã đọc qua bao nhiêu quyển kinh mà chủ yếu bạn có thể hiểu bao nhiêu quyển kinh.
Phật tử chân chính, có lòng hướng Phật tức là ngộ ra chân lý từ kinh sách, đọc một quyển mà kiến sức sâu dày, hiểu được toàn bộ chân lý mà kinh muốn truyển tải thì còn có ích hơn đọc muôn vàn quyển nhưng chẳng đọng lại điều gì.
2. Số lần đọc kinh
Lưu ý khi tụng kinh niệm Phật là số lần đọc kinh trong ngày không thể quá ít ỏi, bởi thời gian ngắn không thấm nhuần được tư tưởng của Phật giáo, cần phải học tập chuyên tâm mới cho kết quả tốt. Định khóa của mỗi lần đọc kinh là một giờ, mỗi ngày 3 định khóa sáng trưa chiều tối. Nếu có điều kiện đọc nhiều hơn thì càng tốt.
Nhiều người coi việc tụng niệm là để cho vui, thích đọc lúc nào thì đọc, như vậy không đủ thành tâm. Phật giáo khuyến khích con người tu dưỡng theo khuôn khổ, việc đọc kinh hàng ngày vào những giờ cố định chính là một trong những phương pháp tu hành, góp phần tạo thói quen tốt.
3. Đọc kinh thành thục
Nếu tụng niệm một quyển kinh đã lâu mà vẫn không thành thục, chứng tỏ chưa đủ chuyên tâm, tụng cho có chứ không suy nghĩ, lời kinh như nước chảy mây trôi, vô nghĩa. Đọc kinh không chỉ đọc bằng miệng mà còn phải đọc bằng trí, vừa đọc vừa ngẫm, thấm nhuần từng lời.
Đó chính là phương pháp tư duy để lĩnh hội được những tinh túy trong kinh văn. Nói cách khác, đọc kinh cũng như đọc sách, phải tập trung, chuyên chú, vừa đọc vừa hiểu.
4. Đọc chính xác từng chữ
5. Tốc độ ổn định
Đọc nhiều sẽ thành quen, thành thuộc nên đọc nhanh hơn so với khi chưa thuộc nhưng người đọc kinh hãy giữ tốc độ trầm ổn, đều đặn, không quá nhanh cũng không quá chậm, không vội vàng mà không quá ngắc ngứ. Điều này thể hiện sự tĩnh tâm, tu dưỡng tốt đẹp.
Đọc kinh chuyên tâm, tạo thành nhịp điệu, hướng con người tới thế giới Phật học. Đây cũng là cách giúp bạn tập trung, không xao nhãng, chuyên chú vào những kiến thức có trong cuốn kinh.
6. Nhịp điệu thông thuận
Khó khăn nhất trong quá trình tụng kinh niệm Phật là giữ nhịp đọc đều, vững vàng, hết lần này tới lần khác, từ đầu đến cuối không bị gián đoạn, không ngừng nghỉ, không mất tập trung. Khi vào khóa tụng, hãy chuẩn bị thật chu đáo, kĩ càng sao cho không có việc gì để phải dừng lại giữa chừng.
Quy định này đặc biệt có lợi cho sự tập trung, dòng chảy kinh văn không ngắt quãng, nhập tâm thì cả người đều thoải mái, tĩnh tọa, chỉ nghĩ tới những điều tốt điều lành của Phật pháp mà không phải bận tâm tới điều gì khác.
Khó khăn nhất trong quá trình tụng kinh niệm Phật là giữ nhịp đọc đều, vững vàng, hết lần này tới lần khác, từ đầu đến cuối không bị gián đoạn, không ngừng nghỉ, không mất tập trung. Khi vào khóa tụng, hãy chuẩn bị thật chu đáo, kĩ càng sao cho không có việc gì để phải dừng lại giữa chừng.
Quy định này đặc biệt có lợi cho sự tập trung, dòng chảy kinh văn không ngắt quãng, nhập tâm thì cả người đều thoải mái, tĩnh tọa, chỉ nghĩ tới những điều tốt điều lành của Phật pháp mà không phải bận tâm tới điều gì khác.
Nguyên tắc khi đọc kinh là không đọc to mà đọc vừa, rõ ràng mạch lạc, trôi chảy thông suốt, giữ khí ở đan điền rồi từ từ thoát ra. Như vậy sẽ giữ được sức để hoàn thành khó tụng mà không bị mệt, không kiệt sức.
7. Đặt đồ ngọt trong miệng
8. Sinh lòng cung kính
Làm bất cứ chuyện gì thì quan trọng nhất vẫn là thái độ, thái độ sẽ quyết định việc tụng niệm của bạn có ý nghĩa hay không. Tụng kinh nhất định phải hướng về chân tâm với tâm niệm: “Nguyện lấy công đức này, Trang Nghiêm Phật Tịnh Thổ”. Đọc có sai sót nhưng chân tâm thì sai đâu cũng có thể bỏ qua, đọc đúng chuẩn chỉ mà không có lòng thì vô dụng.
Hướng Phật có tâm cung kinh, thanh tịnh là tôn trọng chính mình, tôn trọng tam bảo, tôn trọng Đức Phật và kiến thức hàng ngàn năm Phật học. Đọc để thấm nhuần tư tưởng, giác ngộ đạo lý, mở lòng mình ra mà đón nhận một cách tha thiết, rộng rãi, đó mới đích thực là đọc kinh đúng cách.
9. Sinh lòng pháp hỉ
Khi tụng niệm, trong lòng có tràn ngập pháp hỉ hay không? Lúc có lúc không, người có người không, lúc tâm trạng tốt thì pháp hỉ dâng cao, lúc tâm trạng không tốt thì tụng thế nào cũng không thấy pháp hỉ. Điều này là do tinh thần chưa thực sự sẵn sàng, vẫn còn bị chi phối bởi những việc bên lề.
Chỉ khi nào pháp hỉ dâng lên bất kể tâm trạng, đã đọc kinh hướng Phật thì chỉ quan tâm tới kinh, tới Phật pháp, trong lòng hoan hỉ, mong chờ và thanh thản thì đó mới đích thực là đạt tới cảnh giới chuẩn xác của người đọc kinh. Lúc này, tâm thanh lòng tịnh, làm gì cũng tốt lành.
10. Không nghĩ bậy bạ
Đứng trước tam bảo, miệng đọc kinh kệ tuyệt đối không thể nghĩ bậy bạ, không thể nghĩ tới xấu xa độc ác hại người. Càng đọc kinh càng tỉnh, càng giác ngộ được mọi điều, không còn tính toán, không nổi tham sân si, không bon chen với người, không để những việc đời thường quấy nhiễu.
11. Tự nhiên thông thuộc
12. Khai tâm cởi bỏ ngu muội
Khi nói tới tu hành, muốn tu giới, định, tuệ thì không thể thiếu việc tụng kinh niệm Phật. Quá trình ấy bao gồm đủ cả giới, định, tuệ, khai ngộ và cởi bỏ rất nhiều những khúc mắc trong lòng, giống như cả tâm tình được rộng rãi, phóng khoáng hơn.