Sếp ghét nhất 3 câu nói sau: Mắc một câu đã đủ khiến sếp “phật lòng”, mắc cả ba bảo sao mãi không thể thăng tiến
Nói chuyện với sếp cũng là một nghệ thuật sống, làm sao để nói chuyện với sếp một cách khéo léo, khiến sếp cảm thấy thoải mái, để mỗi lần nói chuyện với sếp bạn lại như cá gặp nước, thì nhất định phải ghi nhớ sếp ghét nhất ba câu nói sau.
1. “Em đã báo cáo với sếp rồi, sếp không nói là không được”
Rõ ràng khi chúng ta báo cáo phương án làm việc cho sếp, chúng ta cho rằng phương án công việc đã rất chi tiết rồi, “slide” đã làm thật cô đọng, súc tích, chỉ cần nhìn qua là nắm rõ, sếp chỉ cần liếc qua là có thể hiểu ngay kế hoạch công việc của chúng ta, hơn nữa sếp cũng chẳng có ý kiến gì.
Thực ra lại không phải như vậy, mỗi ngày sếp của chúng ta bận chăm công nghìn việc, đối mặt với rất nhiều vấn đề, vì thế sếp không thể nắm rõ từng chi tiết trong công việc của chúng ta được. Vậy nên khi báo cáo phương án làm việc nhất định phải xác định kết quả cuối cùng của công việc, đó chính là tính khả thi mà phương án công việc mang lại.
Đừng cho rằng sếp không đưa ra ý kiến gì có nghĩa là đồng ý. Cuối cùng, phương án công việc của bạn cũng không phải là phương án mà sếp cần, bạn lại chẳng làm tròn nghĩa vụ của mình. Vậy thì ngày bạn phải “ra đi” cũng không còn xa nữa.
2. “Em đã hỏi ý kiến rồi nhưng không có ai hồi đáp gì cả”
Trong công việc, chúng ta thường phải hợp tác với các bộ phận khác nhau, và đối với bộ phận nào cũng vậy, phương thức liên lạc, kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Vậy giao tiếp trong công việc như thế nào để có lợi cho sự phát triển trong công việc của chúng ta?
Mỗi người nhân viên đều phải ghi nhớ, sếp rất coi trong năng lực giao tiếp trong công việc của nhân viên. Vì vậy khi sếp giao cho bạn đi thảo luận công việc với một bộ phận khác, câu trả lời báo cáo của bạn lại là: “Tôi đã có ý kiến với bên đó rồi, nhưng họ chẳng có hồi đáp gì cả”, thì sau những lần như vậy sếp nhất định sẽ có thành kiến với năng lực của bạn.
Tại sao sếp lại rất không hài lòng với việc nhân viên nói những câu như vậy? Rất đơn giản là bởi vì đó là câu nói điển hình của việc vô trách nhiệm. Nếu như bạn nghiêm túc trong công việc, thì khi sếp giao nhiệm vụ bạn nhất định sẽ làm đâu ra đấy, mọi việc được giao đều sẽ có đáp án và kết quả rõ ràng. Với thái độ công việc như vậy nhất định bạn sẽ được tán thưởng .
3. “Sự việc đã như vậy rồi, em cũng không biết làm như thế nào”.
Khi công việc sếp giao phát sinh những vấn đề, bạn không nghĩ cách giải quyết mà trực tiếp báo cáo những vấn đề đó với sếp và chờ chỉ thị giải quyết vấn đề. Liệu thái độ công việc như vậy có chấp nhận được?
Sếp mong mỗi nhân viên của mình đều có năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc. Khi có những rắc rối trong công việc, chúng ta nên tìm kiếm những phương án giải quyết, ít nhất cung cấp được hai phương án giải quyết vấn đề cho sếp, để sếp xem xét và lựa chọn.
Nếu như sếp không đồng ý với cách giải quyết của bạn, thì ít nhất sếp cũng thấy được thái độ của bạn khi đối mặt với những vấn đề trong công việc. Nhưng nếu bạn chẳng có phương án giải quyết vấn đề nào để báo cáo với sếp, thì nhất định ấn tượng xấu về bạn là không tránh khỏi.
Làm nhân viên thật chẳng dễ dàng gì, mỗi câu nói đều phải rất thận trọng. Làm sao để khi báo cáo công việc sếp nghe thật lọt tai, thì cần phải có những kĩ năng nhất định, như vậy con đường thăng tiến trong công việc của bạn mới rộng mở.
10 nguyên tắc nói chuyện bất thành văn này sẽ giúp bạn không “đắc tội” với ai chốn công sở, đáng lưu lại để học hỏi
Theo Trí Thức Trẻ