Sau khi tiễn ông Táo, đây là 7 việc nhất định phải làm để cả nhà gặp may mắn suốt năm
Các Táo trở về cũng đồng nghĩa gia đình chị em chuẩn bị đón năm mới, nên trong 7 ngày khi Táo và các vị thần linh đang tạm xa rời, gia đình các chị em phải thực hiện 7 việc này cho gia đình hứng khởi đón Tết và nhận an lành.
Sau khi ông Táo cầm tấu sớ rời khỏi nhà vào 23 tháng chạp, đến đêm giao thừa đầu năm (tức 7 ngày sau) các Táo mới trở về bên bếp lửa của các gia đình. Các Táo trở về cũng đồng nghĩa gia đình chị em chuẩn bị đón năm mới, nên trong 7 ngày khi Táo và các vị thần linh đang tạm xa rời, gia đình các chị em phải thực hiện 7 việc này cho gia đình hứng khởi đón Tết và nhận an lành cũng trong những ngày này nha:
1.Dán giấy đỏ có viết tên hoặc vẽ hình các Táo trên bếp
Việc làm này có ý xua trừ tà khí, đồng thời như thủ tục nghênh đón, chào mừng các Táo trở về vào ngay đêm giao thừa.
2.Dọn dẹp, tẩy uế bàn thờ (còn gọi là bao sái)
Thông thường, trong lễ tiễn các vị Táo, gia chủ sẽ xin phép sửa sang bàn thờ, đồng thời để đón Tết. Sau khi các vị Táo đã đi khỏi, gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp. Việc đầu tiên là hạ bát hương xuống, khi hạ bát hương, để ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, có thể trải hoặc phủ vải đỏ lên trong lúc dọn dẹp.
Nếu bụi bẩn quá nhiều, các gia đình có thể tháo bàn thờ để lau rửa hoặc dùng khăn sạch để lau. Lau xong, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.
3. Lau rửa đồ thờ
Tỉa chân hương (nhang) và thay tro bát hương Đây là việc quan trọng nhất và chỉ được phép thực hiện vào cuối năm (từ ngày 23 tháng Chạp đến trước 30 Tết khi ông Công ông Táo chưa về hạ giới). Người dọn dẹp cũng cần thành tâm và sạch sẽ. Sau khi thắp một nén hương, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (chân hương còn lại là số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút sẽ mang đi hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
5.Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng Tất Niên
Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình làm lễ an vị Táo quân, Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.
Trang hoàng lại nhà cửa Như cách từ xa xưa tin rằng xua đuổi tà khí, xua cái cũ không may và bắt đầu những điều tốt lành trong năm mới. Gia đình thường cúng lúc 11 giờ trưa ngày tất niên (đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác trong nhà nếu có).
6. Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm
Ngày tất niên được chọn lấy một ngày bất kỳ trong 7 ngày nhà vắng các Táo, nhưng thông thường, các gia đình có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ. Bữa cơm tất niên các thành viên trong gia đình tề tựu đủ đầy, không vắng mặt một ai. Con cháu tề tụ đầy đủ, ăn mặc đẹp đẽ (những bộ đồ sắm sửa trước Tết) như để chào đón và cầu mong cả năm mới an lành, tươi vui.
7. Mở cửa, bật đèn đón sinh khí từ đất trời
Đêm 30 Tết, các cửa nhà mở rộng, bật đèn sáng để đón nguồn sinh khí linh thiêng từ đất trời, mang lại sức sống và may mắn cho cả gia đình. Đợi đến khoảnh khắc giao thừa chúc nhau những lời chúc tốt đẹp và đi hái lộc chùa, cầu mong đủ đầy,hạnh phúc, sung túc.
Đậm hồn của người Việt là cùng nhau đón một cái Tết dù bất kì đâu cũng đã ăn sâu vào lòng người. Những khoảnh khắc thiêng liêng ngàn đời, chị em tham khảo như một cách khởi đầu năm mới cùng niềm tin với cha ông ta nha.
Theo WTT