Cấm kỵ đầu năm, vợ chồng nào cũng phải biết tránh cả năm lục đục

Ông cha ta quan niệm rằng đầu năm suôn sẻ, vợ chồng thuận hòa thì nhất định năm ấy sẽ hạnh phúc. Có những cấm kỵ đầu năm mới mà cặp vợ chồng nào cũng nên biết để tránh cả năm lục đục, bất hòa. 

Ảnh minh họa

Không cãi lộn

Đừng bắt đầu một ngày mới, một năm mới bằng một cuộc cãi nhau giữa hai vợ chồng. Hãy cố gắng giữ im lặng, bình tĩnh và hoãn sự bực tức hoặc vấn đề nào đó chưa hài lòng sang một ngày khác để giải quyết. Một sự bất đồng lúc này có thể làm hỏng tâm trạng của ngày mới. Nó sẽ ám ảnh khiến bạn tin rằng cả năm nay hai vợ chồng sẽ toàn những cãi vã.

Mâu thuẫn về tiền bạc

Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu trước hụt… là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau.

Không cằn nhằn

Bởi vì con người ai cũng có khuyết điểm, ai cũng sẽ phạm phải sai lầm và chính bạn cũng như thế. Vì vậy khi người bạn đời của bạn làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, hãy cố gắng bỏ qua nếu có thể và nói chuyện, tâm sự để “người ấy” hiều rằng bạn không muốn như thế, rằng thế này, thế kia sẽ tốt hơn, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc bạn làm mọi chuyện rắc rối và ầm ĩ lên đấy.

Ngừng ghen tuông vô lí

Đặc tính của đàn bà là ghen. Nhưng ghen văn minh khác hoàn toàn với việc ghen tuông vô cớ, mù quáng. Đừng lúc nào cũng chăm chăm nghi ngờ chồng mình với cô hàng xóm, người đồng nghiệp nữ hay cô bạn học cũ… Hãy tin tưởng chồng mình, ít nhất là cho tới khi bạn có đủ bằng chứng về việc ngoại tình của chồng. Bằng không, hãy dẹp bỏ những câu nói bóng gió, hoài nghi, cạnh khóe chồng. Nó chẳng những làm cho mối quan hệ của cả hai thêm khó chịu, chồng bạn chán nản vì người vợ vô lí mà còn đang tự hạ thấp bản thân mình.

Phê bình là công việc của những người cầm bút để kiếm sống. Đó không phải là một phần cần có trong quan hệ vợ chồng. Việc bạn giúp bạn đời sửa chữa sai lầm và hoàn thiện bản thân là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đừng liên tục lôi những điểm chưa hoàn hảo của anh ấy/cô ấy ra để phê bình. Điều đó sẽ chọc tức và khiến “đối tác” thấy mình bị xúc phạm quá mức. Một lần, hai lần có thể là bình thường những tới lần thứ mười mấy thì sẽ có chuyện xảy ra.

Ảnh minh họa

Ngủ sau bàn thờ

Đầu giường ngủ ngay phía sau bàn thờ: Vợ chồng dễ tranh cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau. Những người còn độc thân thì khó lập gia đình. Bất kể là đã lập gia đình hay chưa thì đều có khả năng xảy ra tình trạng lạnh nhạt về mặt tình cảm luyến ái, thậm chí rời bỏ gia đình đi tu.

Giường ngủ nằm bên phải hoặc bên trái ở phía sau bàn thờ: Hai vợ chồng dễ xảy ra tranh cãi, đôi co thậm chí đánh lộn nhau.

Chân giường quay về hướng ngay phía sau bàn thờ: Giữa hai vợ chồng dễ to tiếng, thậm chí đánh lộn nhau. Một trong hai vợ chồng hoặc cả hai rất có thể gặp phải tai nạn khi ra khỏi nhà, nhất là xuất ngoại.

Nhưng dù thế nào đi nữa, tư tưởng và tình cảm của những người thường xuyên sống và sinh hoạt ở phía sau bàn thờ vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng về tâm linh, tín ngưỡng. Do đó, tốt nhất là không nên chọn không gian sát phía sau bàn thờ để làm phòng ngủ.

Xem thêm:

Sau khi tiễn ông Táo, đây là 7 việc nhất định phải làm để cả nhà gặp may mắn suốt năm

Các Táo trở về cũng đồng nghĩa gia đình chị em chuẩn bị đón năm mới, nên trong 7 ngày khi Táo và các vị thần linh đang tạm xa rời, gia đình các chị em phải thực hiện 7 việc này cho gia đình hứng khởi đón Tết và nhận an lành.

Sau khi ông Táo cầm tấu sớ rời khỏi nhà vào 23 tháng chạp, đến đêm giao thừa đầu năm (tức 7 ngày sau) các Táo mới trở về bên bếp lửa của các gia đình. Các Táo trở về cũng đồng nghĩa gia đình chị em chuẩn bị đón năm mới, nên trong 7 ngày khi Táo và các vị thần linh đang tạm xa rời, gia đình các chị em phải thực hiện 7 việc này cho gia đình hứng khởi đón Tết và nhận an lành cũng trong những ngày này nha:

Ảnh: Internet

1.Dán giấy đỏ có viết tên hoặc vẽ hình các Táo trên bếp

Việc làm này có ý xua trừ tà khí, đồng thời như thủ tục nghênh đón, chào mừng các Táo trở về vào ngay đêm giao thừa.

Ảnh: Internet

2.Dọn dẹp, tẩy uế bàn thờ (còn gọi là bao sái)

Thông thường, trong lễ tiễn các vị Táo, gia chủ sẽ xin phép sửa sang bàn thờ, đồng thời để đón Tết. Sau khi các vị Táo đã đi khỏi, gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp. Việc đầu tiên là hạ bát hương xuống, khi hạ bát hương, để ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, có thể trải hoặc phủ vải đỏ lên trong lúc dọn dẹp.

Khẩn xin thần trước khi dọn dẹp bàn thờ

Nếu bụi bẩn quá nhiều, các gia đình có thể tháo bàn thờ để lau rửa hoặc dùng khăn sạch để lau. Lau xong, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.

3. Lau rửa đồ thờ

Tỉa chân hương (nhang) và thay tro bát hương Đây là việc quan trọng nhất và chỉ được phép thực hiện vào cuối năm (từ ngày 23 tháng Chạp đến trước 30 Tết khi ông Công ông Táo chưa về hạ giới). Người dọn dẹp cũng cần thành tâm và sạch sẽ. Sau khi thắp một nén hương, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (chân hương còn lại là số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút sẽ mang đi hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

Tỉa chân nhang và thay tro hương

5.Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng Tất Niên

Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình làm lễ an vị Táo quân, Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.

Trang hoàng lại nhà cửa Như cách từ xa xưa tin rằng xua đuổi tà khí, xua cái cũ không may và bắt đầu những điều tốt lành trong năm mới. Gia đình thường cúng lúc 11 giờ trưa ngày tất niên (đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác trong nhà nếu có).

6. Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

Ngày tất niên được chọn lấy một ngày bất kỳ trong 7 ngày nhà vắng các Táo, nhưng thông thường, các gia đình có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ. Bữa cơm tất niên các thành viên trong gia đình tề tựu đủ đầy, không vắng mặt một ai. Con cháu tề tụ đầy đủ, ăn mặc đẹp đẽ (những bộ đồ sắm sửa trước Tết) như để chào đón và cầu mong cả năm mới an lành, tươi vui.

7. Mở cửa, bật đèn đón sinh khí từ đất trời

Đêm 30 Tết, các cửa nhà mở rộng, bật đèn sáng để đón nguồn sinh khí linh thiêng từ đất trời, mang lại sức sống và may mắn cho cả gia đình. Đợi đến khoảnh khắc giao thừa chúc nhau những lời chúc tốt đẹp và đi hái lộc chùa, cầu mong đủ đầy,hạnh phúc, sung túc.

Đậm hồn của người Việt là cùng nhau đón một cái Tết dù bất kì đâu cũng đã ăn sâu vào lòng người. Những khoảnh khắc thiêng liêng ngàn đời, chị em tham khảo như một cách khởi đầu năm mới cùng niềm tin với cha ông ta nha.

Theo Lichngaytot