Gửi cô giáo bắt HS uống nước giẻ lau bảng: Đã bị đuổi dạy, LÀM ƠN đừng xin qua trường khác
Bên cạnh việc cô giáo Phạm Thị Minh Hương bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng thì một tình tiết mới đang làm phẫn nộ trong dư luận. Ông nội của cháu bé đã lên tiếng về tội ác của cô giáo Hương.
Vụ việc một cô giáo ở TP.HCM giữ im lặng với học sinh trong suốt 4 tháng đã dấy lên sự tức giận trong dư luận. Nhiệm vụ của cô giáo đến lớp là để giảng dạy kiến thức cho các em chứ không phải vì những lý do riêng nào đó mà giữ mặt lạnh rồi đối xử với học sinh để rồi các em ấy sợ hãi, hoang mang trong suốt học kì. Là nhà giáo, cái nghề gõ đầu trẻ nó thiêng liêng và cao quý lắm. Vậy mà không hiểu sao lại có những con người tự cho mình cái quyền được hạch sách học sinh, được quyền tạo áp lực kinh khủng lên các em như thế.
Liên quan đến việc thái độ giữa cô giáo và học sinh, mới hôm nay người ta lại bức xúc truyền tai nhau chuyện một nữ giáo viên ở Hải Phòng đã ép học sinh uống nước giẻ lau bảng. Mà lý do cô ta đưa ra chỉ đơn giản là do bé P.A trong giờ học hay nói chuyện. Cô giáo ác tâm kia có tên là Phạm Thị Thanh Hương, đang chủ nhiệm lớp 3A5 trường tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng. Cô này mới về trường dạy cũng được 7 tháng nay. Trước kia nghe nói cô ấy tốt nghiệp một trường đại học kinh tế. Sau mới học thêm văn bằng của trường sư phạm, ra trường là về Trường Tiểu học An Đồng dạy học, đến nay. Mà còn một điều quan trọng nữa, cô ấy là con ông cháu cha đấy. Nghe đâu mẹ chính là bà Tạ Thị Ng., Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương.
Có thể cháu bé hay nói chuyện đã gây ồn ào, vi phạm nội quy của lớp. Nhưng nếu cháu bé có vi phạm thì nhẹ nhàng nhắc nhở, nếu nhiều lần bé không nghe thì có thể phạt bằng những hình thức nào có thể giúp bé rút kinh nghiệm. Còn đằng này lại mưu sâu kế hiểm đến nỗi lấy giẻ lau bảng vắt nước bắt học sinh uống. Bé mới có 8,9 tuổi mà bắt uống cái loại nước độc đó vào người thì làm sao chịu nổi? Thuở đời mới nghe chuyện cô giáo mà phạt học sinh bằng cách tàn ác đến vậy. Thử hỏi đem nước đó cho cô ấy uống thì cô có chịu nổi không mà lại bắt học sinh uống ngay trước mặt như thế? Cô này mới có 22 tuổi, mới làm nghề được 7 tháng mà đã ghê gớm đến như vậy thì thử hỏi một thời gian nữa cô ta còn ác đến mức nào.
Sau khi mọi chuyện bị vỡ lỡ, cô Hương bị đuổi việc chỉ sau một ngày. Dư luận hẳn đã hài lòng với mức kỷ luật mà nhà trường đưa ra. Thế nhưng em tự hỏi, liệu án phạt này có thích đáng đối với một người tàn nhẫn như cô ta? Bây giờ trường An Đồng đuổi thì với vị thế là con ông cháu cha, cô ta có thể xin đi trường khác một cách dễ dàng thôi mà. Và nếu cô ta rút kinh nghiệm được thì không nói. Còn nếu vẫn chứng nào tật nấy, học sinh vi phạm thì thẳng tay trừng phạt bằng hình thức độc ác nhất thì có phải là hiểm họa khôn lường không?
Đã vậy khi biết bản kiểm điểm lại rất sơ sài, qua loa như đang làm cho có lệ. Đối với một giáo viên mà việc viết bản kiểm điểm như thế nào cho chỉn chu nhất còn không biết thì xin hỏi cô ta có được đi học, được giáo dục đàng hoàng hay không? Nếu thật tâm muốn xin lỗi thì hẳn đã không phải viết như thế này. Và cũng xin nói luôn là dù cô ấy có tỏ ra đáng thương thế nào nhưng nhìn vào những dòng chữ này cũng không thể tha thứ được. Huống chi tội lỗi cô ta gây ra sẽ là một nỗi sợ hãi quá lớn không dễ gì phai nhòa trong tâm trí không chỉ riêng bé P.A mà còn của các bé cùng lớp.
Theo em nghĩ, chính vì cô Hương có bệ đỡ vững chắc như thế mới dám làm điều ác độc với học sinh như thế. Có thể cô ta nghĩ rằng không ai dám đụng đến, không dám đuổi việc vì cô ta chính là con ông cháu cha. Vì một giáo viên trẻ mới ra nghề không thể nào có trái tim sắt đá đối với học sinh của mình.
Học sinh giống như tờ giấy trắng. Ở cái tuổi 9, 10, các bé hãy còn ham chơi hơn ham học. Trong giờ giảng có thể các bé sẽ nói chuyện với nhau nhưng con nít mà, các cô phải nhắc nhở nhẹ nhàng, đôi khi giận quá thì có thể phạt bằng hình thức nào đó để răn đe các bé. Còn đằng này cô lại bắt bé uống cái loại nước kinh tởm đó thì bây giờ bắt cô ấy uống lại cô có uống được không? Cô ấy bắt bé uống bao nhiêu lần thì giờ uống lại bấy nhiêu lần đi. Cô ấy có đồng ý không?
Mà theo như ông nội của bé là Phạm Khắc Thảo nói thì ngay cả ông bà cũng không biết bé P.A ở trường bị cô giáo phạt như thế. Bởi ở nhà cháu bé rất ngoan, cha mẹ đi làm ăn xa gửi lại cho ông bà nên bé ngoan ngoãn lắm. Vậy mà đến trường học cô giáo nỡ lòng nào đối xử với bé như thế. Chỉ khi ông nghe một người bạn học chung của bé P.A nói lại mới biết đây không phải là lần đầu tiên bé bị uống loại nước đó. Ông kể, sau khi sự việc vở lở, cháu ông mới thú nhận rằng mình đã bị cô Hương phạt kiểu này từ đầu năm học cho đến bây giờ. Điều này cũng được chính cô Hương thừa nhận với ông vào ngày 3/4 tại nhà ông khi đến trực tiếp xin lỗi gia đình về sự việc ép học sinh uống nước giẻ lau bảng.
“Cháu tôi quá sợ nên không dám nói với ai. Cho đến khi nghe bạn của cháu kể lại, tôi mới biết cháu mình bị phạt uống nước giặt giẻ từ lâu, ngay từ đầu năm học cho đến bây giờ. Khi đến xin lỗi tôi, cô Hương cũng nói với tôi đã phạt cháu tôi nhiều lần theo hình thức này” – ông Thảo buồn bã cho hay.
Ông kể, khi hỏi chuyện, cháu ông mới nói rằng, đây là hình phạt được áp dụng cho học sinh trong lớp, nếu ai nói chuyện riêng, lớp trưởng sẽ ghi lại danh sách để đưa cho cô giáo phạt súc miệng nước giặt giẻ lau bảng. Ông không nắm rõ các bạn khác trong lớp có những ai bị phạt như cháu mình, nhưng chắc chắn P.A đã bị uống loại nước bẩn thỉu và độc hại này nhiều lần.
Cũng theo ông Phạm Khắc Thảo, khi đến xin lỗi gia đình, cô Hương chỉ xin lỗi bằng lời. Cô giáo này bảo với ông là đã xử sự không đúng mực, một phần do bức xúc chuyện cá nhân gia đình. “Tuy nhiên tôi bảo là nếu cô xin lỗi miệng thì tôi không nghe, cô phải viết giấy. Cô Hương đã từ chối đề nghị của tôi” – ông Thảo thông tin thêm.
“Sự việc xảy ra rất đáng tiếc, dù cháu vẫn đi học bình thường nhưng tôi biết là cháu vẫn sợ và ám ảnh. Về nhà ngoan lắm, đi học cũng vậy, chỉ mỗi tội là hay nói chuyện riêng trong lớp. Khi cô giáo đến xin lỗi, tôi nói là gia đình tôi bỏ qua cho hành động của cô, không hề muốn làm to chuyện vì không muốn một cá nhân làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Việc xử lý vi phạm cô ấy như thế nào, tôi bảo là do nhà trường quyết định, tôi xin phép không can dự” – ông nói.
Có thể thấy, bên phía gia đình cháu bé là người rất hiểu chuyện, đã hết sức thông cảm cho những hành động mà cô giáo làm với cháu mình. Thế nhưng ngựa quen đường cũ, có lẽ thấy người nhà quá hiền nên đã được nước lấn tới. Em thật sự sốc khi biết một thứ nước dơ bẩn như thế mà cô ấy lại bắt con bé uống rất nhiều lần. Nhưng cô giáo này không những không biết rút kinh nghiệm mà lại còn không có lương tâm. Làm sai một lần đáng lý phải biết hối lỗi. Còn cô ấy liên tiếp bao nhiêu lần rồi.
Vậy để kết thúc bài viết ép học sinh uống nước giẻ lau bảng này ở đây, em có vài lời muốn nhắn nhủ thế này: nếu cô có lương tâm, có còn cho mình chút nỗi cắn rứt lương tâm của nghề giáo thì nên xin ra khỏi nghề luôn đi là vừa. Đừng bị trường này đuổi xong lại chuyển qua trường khác. Bởi vì không phải tự nhiên mà người ta lại bảo nghề giáo là nghề cao quý nhất. Để làm công việc gõ đầu trẻ, giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải thật sự có lương tâm với nghề.
Cũng giống như nghề thầy thuốc thì mục đích cao nhất là chữa bệnh cho bệnh nhân. Nghề công an là bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân. Nghề luật sư là đòi lại công bằng cho người bị hại. Còn nghề giáo viên là để trồng người. Mà đã gọi là trồng người thì giáo viên đó phải hội tụ nhiều yếu tố. Trong đó tài và đức là hai yếu tố quan trọng nhất. Việc xây dựng nhân cách, tri thức cho một đứa trẻ ngây thơ như tờ giấy trắng phải được thực hiện bằng cả tấm lòng. Cô không thể nào đem đòn roi, những lời dọa nạt hay những ly nước độc hại cho học sinh của mình uống như thế được. Mong cô suy nghĩ kỹ rồi tự thấy xấu hổ với những việc làm vừa qua. Lưới trời lồng lộng, việc cô làm sai mà không biết ăn năn hối lỗi thì sớm muộn gì cũng chịu quả báo mà thôi./.
Theo WTT