18 lời Phật dạy sâu sắc và ý nghĩa nhất về lời nói ứng xử hàng ngày
Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối. Dưới đây, sẽ là một số điều Phật dạy sâu sắc về lời nói ứng xử hàng ngày, các bạn hãy suy ngẫm để có cho mình những bài học, nói chuyện để tích đức và mang lại vận mệnh tốt cho bản thân.
Cổ nhân vẫn thường có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đôi khi, chỉ qua cách các bạn nói cũng biết được bạn là người có vận mệnh tốt hay không. Người ta có thể chỉ mất 2 năm để học nói, nhưng sẽ mất cả đời để học cách im lặng, lời nói chính là biểu hiện rõ nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.
“Lời do tâm sinh”, một người có tâm tính như thế nào sẽ nói ra những lời như thế người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt.
Việc gấp, từ từ nói
Cuộc sống sẽ không thiếu những lúc bạn gặp phải những chuyện khó khăn, cần giải quyết nhanh chóng. Nhưng càng trong thời điểm đó bạn cần hết sức giữ bình tĩnh, suy nghĩ một chút sau đó mới từ từ nói rõ ngọn ngành, lúc đó người nghe sẽ cảm thấy được sự ổn định, và tăng độ tin cậy với thông tin mà bạn vừa nói ra.
Việc nhỏ nói hài hước
Đôi khi, chỉ bằng những lời nói đùa hài hước sẽ làm tăng độ thân thiện giữa bạn với những người xung quanh. Đặc biệt, khi có một vài lời nhắc nhở với ai đó, thay vì nói thẳng bạn có thể dùng những câu nói đùa, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, nặng nề và họ cũng sẽ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn một cách vui vẻ.
Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận
Mọi vấn đề trong cuộc sống này có nhiều mặt, nhiều chiều hướng khác nhau, sẽ có những chuyện bạn không hiểu rõ, trong những trường hợp đó hãy cân nhắc cẩn thận trước khi nói, vì có thể sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến người khác. Cẩn trọng sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.
Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh
Những việc gì chưa xảy ra thì đều không thể đoán trước, bạn sẽ không thể biết được nó sẽ diễn ra như thế nào. Đặc biệt, mọi người rất ghét ăn nói hàm hồ, vì vậy đừng khi nào phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những điều chưa xảy ra. Khi đó, mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.
Việc chưa làm, đừng nói lung tung
Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, nếu bạn không chắc chắn rằng mình có thể làm được việc đó thì đừng nên hứa với người khác, họ sẽ mất niềm tin. Niềm tin rất quan trọng, xây dựng lên mới khó, còn để đánh mất chỉ trong tích tắc. Việc chưa làm được thì không nên hứa, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.
Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác
Không nên nói những điều làm người xung quanh tổn thương, đặc biệt là người thân, mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm. Sống với nhau trên đời là bởi tình người, hãy biết trân trọng và yêu quý lẫn nhau.
Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói
Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.
Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói
Giữa con người với con người cần có một khoảng cách an toàn, thân thiết với nhau là một điều đáng quý, nhưng hãy biết giữ chừng mực. Nếu không phải việc của mình thì đừng nên nói, điều đó sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.
Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào
Bạn hãy chú ý lắng nghe những gì người khác nói về việc của mình, điều đó cho thấy bạn là người thấu tình đạt lý, và để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác. Đừng vội phản ứng vì điều gì, hãy bình tĩnh suy nghĩ trước sau để cảm nhận và thấu hiểu rõ hơn.
Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng
Đặc biệt khi ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lúc này tâm lý của các con sẽ rất dễ bị kích động, thường hay bị cảm xúc lấn át. Cho nên, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa vừa nhẹ nhàng, vừa dứt khoát để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.
Không nói những lời chán nản, thối chí
Trong cuộc sống cần nói những lời cổ vũ động viên người khác, cũng như chính mình. Đó sẽ là động lực vô cùng lớn để bạn có thể cố gắng, người khác cũng vậy đôi khi chỉ cần một lời khích lệ có thể khiến họ thay đổi, mạnh mẽ hơn.
Ngay cả khi không có ai nói với bạn những điều đó, cũng phải tự mình khích lệ. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ rơi vào vực sâu của sự suy sụp.
Không nói những lời tức giận
Khi tức giận là những lúc bạn không còn làm chủ được bản thân, suy nghĩ và hành động của mình. Vì thế, vô tình sẽ buông ra những lời làm người khác tổn thương, có lúc lại tự làm tổn thương mình. Khi bị xúc phạm cần nhất là sự tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn vì những lúc như thế lời nói thường rất khó nghe. Tốt nhất hãy giữ im lặng.
Không nói những lời oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?
Không nói những lời tổn thương
Có nhiều người hay buông lời xúc phạm, làm tổn thương người khác, nhưng đổi lại sẽ nhận lại được gì, có thể là sự thỏa mãn trong khoảnh khắc tạm thời lúc đó, nhưng đổi lại nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi, tổn thương ấy là vĩnh viễn.
Không nói những lời khoe khoang
Có nhiều người thường hay tự tâng bốc bản thân, tự mình thổi phồng mình lên, điều đó làm cho người khác không hề thích chút nào, trái lại còn có cách nhìn tiêu cực. Nếu thực sự tài giỏi sẽ có mọi người tự đánh giá, chứ không tự nhận được. Bản thân hãy giữ cho mình đức tính khiêm tốn là tốt hơn cả.
Không nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Bạn biết đấy, nói dối để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, lòng tin bị đánh mất khi đó bạn sẽ cảm thấy ân hận vì những điều mà mình làm. Hãy giữ cho mình thật thà, thánh thiện sẽ được mọi người yêu quý và coi trọng.
Không nói những lời bí mật
Ai cũng có những bí mật của mình, có thể là những bí mật lớn, nhỏ khác nhau. Nhưng đã coi đó là bí mật thì hãy giữ trong lòng, đừng tùy tiện phát ngôn vì rất có thể khi bạn nói ra hậu quả của nó sẽ gấp nhiều lần so với tưởng tượng của bạn. Hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.
Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa.
(Theo TopList)