Nghe lời Phật dạy ” Đau khổ tại tâm ” và cách buông, trút mọi phiền não
Việc buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến cho người ta hạnh phúc. Sau đó là để người ta cho mình cơ hội để trưởng thành.
Trong cuộc sống hàng ngày nhiều áp lực và va chạm, chúng ta thường khó tránh khỏi những bất đồng trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, và các mối quan hệ ở gia đình, nơi làm việc. Khi xảy ra tranh cãi, ta có thể không kiềm chế được và nổi nóng hay nặng lời, ta có thể thắng hay thua cuộc tranh cãi, thường không dễ giữ được hòa khí …
Kết quả là khiến chúng ta bị tổn thương hoặc gây tổn thương cho người khác. Thậm chí, sẽ cảm thấy chính bản thân mình trở nên đau đớn, mất niềm tin, rồi ân hận. Nhưng lời đã nói ra như bát nước hắt đi, ân hận lúc đó cũng đã muộn rồi.
Những lúc như thế này, điều người ta cần làm là giữ bình tĩnh và loại bỏ sân si, biết buông bỏ những gì khiến ta cảm thấy bất an.
Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới.
Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
“Không tranh giành” chính là từ bi.
“Không tranh cãi” chính là trí tuệ.
“Không nghe” chính là thanh tịnh.
“Không nhìn” chính là tự tại.
“Tha thứ” chính là giải thoát.
“Biết đủ” chính là buông.
Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ.
Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.
Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.
Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu “buông”.
Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.
Để có thể buông bớt ưu phiền, ta nên ghi nhớ những điều sau
Học cách kiểm soát bản thân
Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, và cũng không nên cố gắng. Nhưng bạn có thể kiểm soát không chỉ hành động của bạn, mà còn ý nghĩ của bạn.
Bạn có thể ngừng làm sống lại nỗi đau, và chọn để đi tiếp. Bạn có năng lực này. Bạn chỉ cần học cách thực hiện.
Thà rằng giả ngốc cũng đừng làm ra vẻ khôn ngoan
Bởi vì không có người thích người khác thông minh tuyệt đỉnh, và đặc biệt lại ghét người tự cho mình thông minh. Sự vật nhìn trên khách quan là quá phức tạp, hơn nữa lại biến hóa quá nhanh, vô luận chỉ số thông minh IQ của bạn cao bao nhiêu, vô luận bạn siêng năng phấn đấu như thế nào, thì việc nhận thức thật sự một sự vật nào đó đều là rất khó.
Dù cho bạn có nắm bắt hết được cả tri thức chăng nữa (căn bản là không thể được), thế gian nháy mắt một cái, chỉ trong thoáng chốc lại phát sinh biến hóa rồi, hơn nữa sự biến hóa này vẫn sẽ không ngừng nghỉ. Cho nên cần bảo trì thái độ khiên tốn một cách thận trọng, dám tự mình thừa nhận mãi vẫn là người ngốc trước đấng tạo hóa.
Đừng kiểm soát
Hãy sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát tất cả mọi thứ liên quan tới bạn hoặc tới người khác: các tình huống, sự kiện và con người. Hãy chấp nhận mọi thứ và mọi người– chính xác như họ vốn là vậy– và bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Hãy để cho mọi điều tự xảy ra.
Thà rằng mang tiếng thua, cũng không cần chỉ thắng không thua
Đặt biệt là trên những tranh luận vô vị và không cần thiết. Bởi vì đại đa số người chỉ muốn được thắng, không đành lòng chịu thua. Tốt nhất là cả hai bên đều cùng thắng. Vô luận trong nước hay ngoài nước, quốc nội, quốc tế, con người trên thế gian, đôi bên cùng thắng là cách lựa chọn tốt đẹp nhất.
Hãy từ bỏ việc viện cớ
Đóng gói những cái cớ và ném chúng đi. Bạn không cần đến chúng. Thường thì chúng ta chỉ giới hạn bản thân mình trong những gì chúng ta làm vì nhiều lý do. Thay vì lớn lên, nâng cao cuộc sống và tinh thần, chúng ta lại kẹt lại, tự dối bản thân, viện tới tất cả các loại lý do, mà trong 99,9% trường hợp, không phải là có thật.
Hãy từ bỏ sự quyến luyến
Đây là một quan niệm mà hầu hết chúng ta rất khó hiểu, nhưng nó không phải là một cái gì đó không thể. Khi bạn tách mình khỏi tất cả mọi thứ, bạn trở nên yên bình hơn, khoan dung, thân thiện và thanh thản hơn, như vậy bạn có thể đến một nơi mà bạn có thể hiểu tất cả mọi thứ mà không cần phải chịu đau khổ. Nó là một trạng thái vượt ra ngoài ngôn từ.