Ly kỳ chuyện bị báo ứng chết thảm vì hành nghề cắt cổ gà
Đôi khi có những điều xảy ra trong cuộc sống khiến bạn không thể lý giải được vì sao nó lại như vậy. Giống như câu chuyện tôi làm ở Viện pháp y dù đã 26 năm nhưng đôi khi cũng không thể giải thích được câu hỏi tại sao có những người bị thương giống như nhau mà có người cứu được, có người lại không thể…
Nghĩa là có người bị thương rất nhẹ thì lại chết, còn người bị thương trầm trọng khiến ai cũng tưởng vong mạng thì lại phát sinh kỳ tích sống được. Sau này khi có cơ duyên tiếp xúc với Phật pháp, có được chút hiểu biết về đạo rồi, thì đối với các vấn đề này đều có thể lý giải.
Những năm gần đây, tôi đối với các vụ án mình thụ lý thường để tâm sâu hơn để nghiên cứu thấu đáo và ghi lại tỉ mỉ. Càng tìm hiểu sâu thì càng thấy rõ cái chết không hề phát sinh ngẫu nhiên, mà nó chứng minh hùng hồn xác thực về Luật Nhân Quả.
Tôi thường gặp quyến thuộc người chết đau khổ khóc lóc, nhìn tôi kể lể:
– “Vì sao y lương thiện như thế mà lại lìa đời quá sớm? Vì sao ông kia làm nhiều việc xấu ác mà hưởng thọ lâu? Vì sao một người suốt đời cẩn thận lại hay gặp tai bay vạ gió? Vì sao người đi đường hay đểnh đoảng sơ ý, dù có bị xe tông lại chẳng hề hấn gì?”
Tôi nghĩ, sở dĩ họ có những lời oán trách này, đó là đều do chính họ không minh bạch về Nhân Quả. Chính vụ án này đã đẩy tôi đến với Phật môn. Tuy án không phức tạp, nhưng do thời gian điều tra kéo dài, nên tôi tương đối nhập tâm.
Năm 2002, một chàng trai 28 tuổi nửa đêm ra tay giết chết hai đấng sinh thành hơn sáu mươi tuổi của mình. Cặp vợ chồng già này còn đang say ngủ thì bị con trai trói gô lại trên giường. Sau đó, y cắt cổ họ, máu văng trây dính tường, rơi vương vãi. Hung thủ ngay trong đêm đó đã chạy trốn, rồi bị bắt tại một khu phố nhỏ ở miền Nam.
Hung thủ đã kết hôn, có một con trai. Ngay đêm xảy ra án mạng, cô vợ do hôm trước nổ ra tranh cãi nên giận dỗi bồng con về nhà cha mẹ đẻ, nhờ vậy mà tránh được ác mộng thảm sát. Xem bề ngoài thì đây là một vụ án rõ ràng, có chứng cứ vô cùng xác thưc. Viện Kiểm sát đã lấy khẩu cung, toàn bộ chứng cứ hoàn chỉnh, có đủ nhân chứng, vật chứng, tất nhiên phải nghiêm trừng, mau chóng phán quyết.
Lần xét xử đầu, án tử hình lập tức được phán ra, nhưng luật sư biện hộ nói: “Phạm nhân bị thần kinh nghiêm trọng!” và yêu cầu tiến hành giám định thần kinh để xét xử sau. Thời gian điều tra kéo dài, do kết quả chưa rõ, vì vậy mà án cứ kéo dây dưa. Cuối cùng phải hoãn án tử hình lại để hai năm sau chấp hành. Luật sư của hung thủ lại khiếu nại tiếp nữa, nhưng bị bác bỏ, xem như tới chung thẩm thì phán quyết xong, vụ án này kết thúc.
Kể ra thì nghe có vẻ nhanh gọn vậy chứ thực tế tính ra án này kéo dài tổng cộng bốn năm. Tôi phải nhọc nhằn điều tra tỉ mỉ, lấy chứng cứ đến 7-8 lần, hồ sơ tư liệu tích lũy dày cộm.
Hung thủ là con trai duy nhất trong gia đình, từ nhỏ đã được cha mẹ cưng chiiều, tính tình cực kỳ hung dữ. Hung thủ kết hôn xong vẫn ở chung với cha mẹ, thường hay gây cãi. Mấy ngày trước khi xảy ra án, cha mẹ anh ta cùng con dâu đã nổ ra xung đột tranh chấp. Tiếp đó, hung thủ đòi cha mẹ cho tiền mua nhà, nhưng cha mẹ nói tạm thời không có tiền và chê trách con trai là hạng bất tài vô dụng, không lo làm việc, khiến cho họ mất mặt với hàng xóm láng giềng. Điều này đã khơi gợi ác niệm giết người nơi hung thủ.
Thế nhưng, liệu bấy nhiêu có đủ để giải thích cho động cơ giết người của hắn chăng? Trên thế giới này, những đứa con được cưng chìu, biến thành ngỗ nghịch, nảy sinh tranh chấp cùng gia đình liệu có bao nhiêu? Vì sao hung thủ cứ khăng khăng muốn giết cha mẹ mình như thế?
Trong hồ sơ, tôi phát hiện một đoạn khẩu cung cực kỳ kinh tâm, hung thủ thành thật khai báo như vầy:
– “Tôi muốn giết họ từ lâu rồi, vì họ rất vô dụng. Bảo cho tôi tiền mua nhà mà họ cũng không chịu, thế thì giết quách, để làm chi?… Tôi đã thảo kế hoạch từ mấy tháng trước. Vì họ là cha mẹ tôi nên tôi cũng không muốn để họ chết quá đau đớn. Đầu tiên tôi nghĩ mình nên cho họ uống thuốc rầy, nhưng đi mới nửa đường, chưa ra tới tiệm thì tôi quay về vì nghĩ thuốc rầy sẽ thiêu đốt ruột gan. Sau đó, tôi hoạch định sẽ chở họ đến hồ nước chơi rồi dìm chết họ, nhưng tôi lại không thực hiện. Cuối cùng nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy chỉ còn cách….cắt cổ là hay nhất, không quá đau đớn, lại mau chết…”
Khi đọc xong đoạn khẩu cung này rồi thì tôi kinh hãi đến lạnh xương sống. Giết cha mẹ sinh ra mình mà hắn bày tỏ điềm nhiên như thể giết gà vịt! Điều tra tỉ mỉ xong, tôi càng hết hồn khi phát hiện thêm tình tiết này:
Cặp vợ chồng nạn nhân mấy mươi năm có mở một lò giết mổ gà, vịt. Họ làm ăn buôn bán trên thị trường rất phát đạt. Lúc tôi ra chợ điều tra, do chủ hàng gà bị giết, nên người ta cho là cửa hàng này bị xui, làm ăn không may nên ai cũng bỏ đi không thèm thuê.
Căn cứ theo lời những người bên cạnh thuật lại thì hai vợ chồng nạn nhân mấy mươi năm nay khi hành nghề thường đem gà sống trói lại hết, treo lên dây thép, sau đó họ kẹp chặt đầu gà rồi dùng dao cắt cổ chúng. Máu gà họ cũng không bỏ phí, bán được khá nhiều tiền. Cả đời, họ nhờ sống bằng nghề này mà trở nên giàu có. Nghe nói kỹ thuật cắt cổ gà kiểu này là do tổ tiên họ truyền lại đặc biệt họ kinh doanh nghề này trước khi đẻ thằng con đó.
Sở dĩ tôi nhớ kỹ việc này là vì đây là vụ án đầu tiên tôi tìm hiểu sâu và khiến tôi bắt đầu có niềm tin đối với tôn giáo (tâm linh). Khi mọi phân tích có được giải thích hợp lý, tôi càng tin sâu vào nhân quả và khắc cốt ghi tâm khi hiểu rõ nguyên nhân sâu xa.
Tối đó hầu như suốt đêm tôi không ngủ được. Do người chết cả đời hành nghề cắt cổ gà vịt, nổi tiếng sát sinh có kỹ thuật. Bởi họ cắt cổ con vật như thế nên mới bị đồng nghiệp (ác) chiêm cảm lẫn nhau và sinh ra đứa con như vậy và rồi chiêu ách nạn bị chính đứa con trai duy nhất của mình cắt cổ lại. Báo ứng này không khiến cho chúng ta kinh tâm động phách hay sao? “Nhân: mở lò mổ giết gà vịt bằng cách trói và cắt cổ. Quả: đồng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau: đứa con trai duy nhất cắt cổ lại”
Nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai, Quả tương ứng với Nhân, đến sớm hay chậm là do Duyên. Nếu như chẳng muốn Ác Quả thì tốt nhất đừng gieo Nhân Ác. Đừng đợi đến khi Quả đến thì sợ cách mấy cũng đã muộn màng.