Biết 7 nguyên tắc bái Phật mới nên đi lễ chùa: Ai cũng nên ghi nhớ điều này nhé!
Nguyên tắc bái Phật là những lễ nghi cơ bản mà người tới chùa cầu phúc và người tu tại gia đều nên biết. Các nghi thức này thể hiện tinh thần và sự nghiêm cẩn của chúng Phật tử khi hướng về tâm linh Phật giáo, đừng nên xem nhẹ.
Đi chùa lễ Phật là nét đẹp văn hóa của Phật tử nói riêng và người Việt nói chung. Có những người không theo Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên tới chùa tìm bình an thanh thản, cầu phúc cho gia đình và bản thân. Vì vậy, Lịch Ngày Tốt xin hướng dẫn những nguyên tắc bái Phật để mọi người cùng biết và thực hiện.
1. Lễ Thần lễ Phật
Việc đầu tiên mà người tới chùa nên làm là hướng về ban Phật Bồ Tát phủ phục cúng bái, tốt nhất là nên dùng lễ phục sát đất, trong lòng mang sự kính cẩn và quý trọng đối với các Ngài. Nếu chưa biết, xin hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn tư thế bái Phật đúng chuẩn. Có thể thể hiện ra ngoài bằng lời nói, khen ngợi công đức, tấm lòng của các vị Phật, tụng kinh niệm Phật nhắc nhở chính mình học tập.
2. Thành tâm
Phật tại tâm, tấm lòng là chủ, có lòng thành kính mọi lễ mới trọn vẹn. Mang nước sạch, hoa tươi, thức ăn chay, trái cây, hương đèn các loại tùy vào điều kiện của mình tới cung thỉnh trước thần vị, quỳ trước điện tam bảo và các vị Phật để dâng lên cung dưỡng. Không cần mâm cao cỗ đầy, giản dị nhưng chân tình, có bao nhiêu tùy dùng bấy nhiêu.
3. Xưng tội
Đây là một trong những việc nên làm khi bái Phật bởi thần linh không những là chỗ dựa về tinh thần mà còn là tấm gương niềm tin để sửa mình, hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn. Trước ban Phật có thể thành tâm xưng tội, tự nhận ra lỗi lầm, tự nói lên những sai trái đã mắc phải, quyết tâm sửa đổi cải biến thì mới chân chính hướng thiện, hướng Phật.
4. Tùy hỉ
Gặp người làm chuyện tốt, gặp chuyện chính đáng thì nên làm, không cứ trong chùa hay ngoài đời. Thần Phật đều có công đức, công đức càng sâu dày thì con đường hướng Phật càng gần. Con người tu tâm tích đức, năng lượng bản thân hòa vào năng lượng vũ trụ, ứng nghiệm lại sẽ tự khắc có phúc báo, đó chính là tùy hỉ nhân duyên của Phật giáo.
5. Khuyên bảo pháp
Những lời khuyên dạy của Phật đều là giáo huấn có nghĩa lý, tập hợp trong các cuốn kinh kệ. Chúng sinh nhiều đau khổ, Phật pháp phổ độ, mở ra pháp môn, truyền thụ giáo lý để mở đường, lợi ích vô biên, tốt cho đại chúng. Bồ Tát tâm địa từ bi, cứu khổ cứu nạn, là điểm tựa cũng là gương sáng để noi theo.
Ở trước ban Phật cần đọc kinh, nghe pháp để thấm nhuần tư tưởng, thấm nhuần thiện tâm, thông ứng tâm linh, dần dần bản thân cũng tốt đẹp. Đại công đại đức của Phật Tổ soi sáng, lời hướng dẫn của Ngài là đúc rút những triết lý, những bài học tổng kết qua quá trình tu tập khổ hạnh và thời gian lâu dài, giúp Phật tử giảm bớt trải nghiệm tự thân.
6. Khuyên nhủ đời
Đi chùa lễ Phật mà không hiểu Phật pháp, không hiểu lý tưởng của nhà Phật thì khong nên đi. Phật giáo cao nhất chính là hướng tới lợi ích của nhân thế, của con người, dùng hành vi, ngôn ngữ để giáo hóa chúng sinh hoặc cứu viện chúng sinh. Và mong muốn rằng chúng Phật tử lĩnh hội được những bài học tốt đẹp đó sẽ tiếp tục truyền thụ lại cho nhiều người, nhiều người hơn nữa để công đức nhân rộng, tạo phúc cho đời.
7. Hồi hướng
Bái xá thần Phật không thể ích kỷ bởi tạo phúc cho người cũng là phúc cho mình, mang tới an vui cho người khác thì bản thân tự tạo nghiệp lành. Vì thế cung dưỡng Phật tức là hướng về chúng sinh, áp dụng lời dạy của Phật để giúp đỡ mọi người. Muốn nguyện vọng của mình thành hiện thực thì ngoại trừ nghĩ tới mình, hãy nghĩ tới mọi người.
Những lời cầu xin lợi mình hại người chắc chắn không bao giờ được hồi đáp vì đó là chuyện ác, chuyện không tương ứng với phúc. Muốn thần Phật che chở trước tiên bản thân phải đúng đạo, phải tạo nghiệp lành, tự tu thân thật tốt thì năng lượng sẽ hồi lại, tổng hòa kết duyên, đó chính là nguyên lý nhân quả luân hồi.
Những nguyên tắc bái Phật ở trên là những điều cơ bản, cả thân lẫn tâm, từ hành động tới suy nghĩ của những người hướng Phật chân chính. Nếu tới cửa Phật chỉ hòng mong xin xỏ, tham danh tham lợi thì tốt nhất là đừng lui tới, tốn công phí sức.
Theo Lịch ngày tốt