Tứ diệu đế – chân lý cốt lõi trong giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh hưởng phúc

Phật giáo là tôn giáo có hệ thống giáo lý đồ sộ và ý nghĩa, nội dung phong phú sâu sắc, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, có tác dụng tích cực đối với cuộc sống. Tứ diệu đế hay bốn chân lý kỳ diệu là một trong những chân lý cốt lõi nhất của nhà Phật. Thông qua bốn điều này chúng sinh có thể tự ngẫm ra được nhiều vấn đề khác, áp dụng vào nhân sinh.

1. Khổ đế

Theo triết lý Phật giáo, nhân gian có 8 nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử là bốn nỗi khổ bình đẳng, là nỗi khổ bất cứ người nào cũng không thể trốn tránh; ái biệt ly khổ (yêu mà phải chia xa), càng thích một người thì càng đau khổ; oán tắng hội khổ ( căm hận mà phải gặp gỡ), càng hận một người thì càng đau khổ; cầu bất đắc khổ (cầu mà không được), càng muốn có được thì lại càng đau khổ; ngũ âm sí thịnh khổ, những ham mê mong muốn dẫn dắt tới các loại buồn phiền thống khổ.

Ảnh internet

Khổ phân thành 3 loại khổ: khổ sở, hoại khổ và hành khổ. Khổ sở là người nghèo khổ, có bệnh mà không tiền mua thuốc, nhà dột mà không có tiền sửa, cha mẹ mất mà không có tiền mua quan tài an táng,… đều là những nỗi khổ trong nỗi khổ. Hoại khổ là người phú quý khổ, ví như đột nhiên tan cửa nát nhà, gặp trộm cắp cướp của giết người. Hành khổ là người không khổ vì bần cùng cũng không khổ vì phú quý, nhưng tránh không được âm khổ, tức là thời gian nước chảy mây trôi, từ nhỏ tới lớn, từ lớn tới già rồi chết, liên tục tuần hoàn, cũng là một loại khổ.

Trong 3 loại khổ ấy thì lại có nỗi khổ phân chia tam giới, chúng sinh tầng lớp thấp có khổ sở, nỗi khổ nên trong khổ; chúng sinh ở tầng lớp cao hơn có hoại khổ, cơm áo đủ đầy, hưởng lạc nhưng không trọn vẹn, nhân sinh bi quan. Chúng sinh gặp hành khổ, tuy sướng khổ song song nhưng vẫn muốn loại bỏ được âm khổ, điều này là không thể.

2. Tập đế

Tập đế là nguồn gốc của khổ đau, là nguyên nhân dẫn tới những nỗi buồn. Thế gian buồn phiền vì những nỗi khổ, nỗi khổ ngày một nhiều, ngày một lớn, tích tụ trong lòng nên nảy sinh cố chấp, nảy sinh tính toán, tạo ra muôn vàn ác nghiệp, tự tìm tới quả đắng. Nếu như không có tập đế thì sẽ không có buồn khổ, đương nhiên cũng chẳng có ác nghiệp.

3. Diệt đế

Tứ diệu đế là chân lý Phật giáo, trong đó nhấn mạnh tới diệt đế tức là phương tiện để diệt trừ nỗi khổ. Học Phật cách vượt qua nỗi khổ lớn nhất đời người, xuất thế Niết Bàn, tu tập thân tâm, đoạn tận tập đế, cắt đứt hoàn toàn nguyên nhân của nỗi khổ thì tức là diệt đế, diệt khổ.

4. Đạo đế

Ảnh internet

Đây là con đường, phương pháp giúp diệt trừ nỗi khổ, tất cả những giáo lý Phật giáo cũng chính là đạo đế, là cách để hưởng cuộc đời hạnh phúc an lạc. Tổng cộng có 37 pháp: tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác Bổ Đề và bát chính đạo.

Trong tứ diệu đế thì đạo đế là quan trọng nhất bởi nếu có thể tu đạo, tự nhiên đoạn tuyệt buồn phiền đau khổ, diệt sinh nguyên nhân gây khổ, chúng sinh lên cõi Niết Bàn an lạc. Người ngộ đạo cũng có nhiều loại, có người ngộ sâu, có người ngộ cạn, có người ngộ đến tột cùng, có người không ngộ đến tột cùng. Cùng là ngộ nhưng trình độ không giống nhau.

Tu pháp chính là khổ, tập, diệt, đạo, bốn loại pháp có liên quan, quan hệ mật thiết khăng khít với nhau. Từ khổ mà sinh phiền, đã có buồn phiền thì sẽ muốn chấm dứt nó bằng không tích tụ trong lòng sẽ nảy sinh rất nhiều điều không tốt. Mà muốn đoạn tuyệt khổ thì phải hướng tới Niết Bàn, tâm thân thanh tịnh, tích đủ tứ đức Niết Bàn. Muốn tích đủ thì nhất định phải hành 37 pháp đã nhắc tới ở trên, lúc đó ưu phiền chảy trôi, đạt tới vô ưu.

Đời là bể khổ, con người ngay từ khi sinh ra đã gánh nỗi khổ nên cách duy nhất để thoát khổ là tu tập. Học Phật: Giải thoát sân hận, tiến gần hạnh phúc, hiểu tứ diệu đế, biết con đường cần đi, chúng sinh ai ai cũng hưởng thanh bình, hướng về chân thiện, học lời Phật dạy.

Theo Lịch ngày tốt