Bí ẩn tiền kiếp, hậu kiếp qua vết bớt của trẻ sơ sinh

Đến nay rất nhiều nhà khoa học về y khoa trên thế giới vẫn chưa thể lý giải vì sao một số em bé sinh ra có những vết chàm.  Nói về cách điều trị những vết chàm này thì đến nay vẫn là một dấu hỏi.  Và chúng ta vẫn thường nhắc đến vết chàm ấy  qua những câu chuyện luân hồi trong sách vở của đạo Phật.

Tại sao có người lại có vết bớt?

Thuật ngữ chuyên môn của vết bớt (birthmark) bằng tiếng anh là “nevus” nghĩa là có liên quan đến cái “ nốt ruồi” xuất hiện từ lúc lọt lòng mẹ hay là một thời gian ngắn sau đó. Khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân và cách thức để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó. Có điều người ta biết rõ: vết bớt không phải là hậu quả của việc sợ hãi mà bà mẹ phải trải qua trước khi sinh con ra.

Vết chàm ở trẻ sơ sinh

Mỗi người đều có ít nhất một nốt ruồi ở đâu đó trên thân thể. Và nốt ruồi đó có thể mọc ở trên da và ở bất cứ nơi nào trên thân thể, kể cả da đầu, boi not ruoi. Sự xuất hiện của nó thay đổi rất nhiều vì sự kiện đó tùy thuộc vào lớp da trên đó nó mọc. Hầu hết các nốt ruồi đều xuất hiện trước hay ngay sau khi đứa trẻ chào đời, nhưng cũng có trường hợp một nốt ruồi chỉ xuất hiện khi đứa trẻ được 14, 15 tuổi.

Nếu cứ để yên thì vết bớt chẳng gây ra vấn đề gì trầm trọng cho cơ thể. Sự nguy hiểm lớn nhất mà nó có thể gây ra ấy là khi nó kết hợp với bệnh ung thư. Xin nói rõ: nó kết hợp chứ không phải nó gây ra ung thư. Tuy nhiên đây là trường hợp hết sức hiếm hoi, ít khi xảy ra. Có rất nhiều sự khác biệt về sự rối loạn của da bị coi là nguyên nhân của vết bớt. Có vết bớt màu đỏ, có vết bớt màu đỏ tía, có vết bớt màu đen xuất hiện trên da trước và sau khi sanh. Đây có thể là một dạng bất bình thường của mạch máu và thường sẽ biến mất mà chẳng cần chữa chạy gì. Nhưng có nhiều bác sĩ cho rằng những vết bớt màu dâu tây hoặc màu trái “ mâm xôi” (rasberry) nên được đánh tan sớm đi thì sẽ không có vết thẹo.

Các thầy thuốc có uy tín chuyên môn coi vết “ tàn nhang” chỉ là những “vết dơ” trên da mà thôi. Những vết tàn nhang này là do da bị phơi nắng quá nhiều nên bị tia cực tím tác động. Những người tóc bạch kim, tóc hoe và da trắng mịn dễ bị tàn nhang

Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp Vết Chàm, Vết Bớt, Vết Sẹo Trên Da Trẻ Sơ Sinh

Nhiều hài nhi lọt lòng mẹ, trên cơ thể xuất hiện vài dấu vết lạ. Những dấu vết ấy được khẳng định (các nhà y học) có trước khi đứa bé chào đời. Hình dạng và màu sắc thường khác nhau.

Người ta ti rằng nó liên quan đến câu chuyện luân hồi trong giáo lý nhà Phật

Theo bách khoa tự điển thế giới (the world book encyclopedia) xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1961 thì vết chàm xuất hiện trên da của trẻ sơ sinh được gọi là Brithmark (vết bớt). Vết chàm hay vết bớt năm trên da hài nhi. Trong y khoa, dấu vết ấy còn được gọi là Angle Bite (vết cắn của thiên thần) sở dĩ gọi như vậy là do vết bớt xuất hiện khá kỳ lạ và quả thật cho đến khoa học chưa hoàn toàn hiểu được thấu đáo nguyên nhân.

Thật ra, vết cắn của thiên thần còn để chỉ những vết chàm, vết bầm tự nhiên xuất hiện trên da không riêng trẻ em mà đôi khi người lớn. Ở Việt Nam, trong nhân gian thường gọi đó là vết ma cắn màu xanh xuất hiện một thời gian rồi biến mất, đừng nhầm với vết bớt màu hồng đỏ. Vết bầm màu xanh được giải thích là do các mạch máu nhỏ (vi tí huyết quản bị vỡ vì nguyên nhân nào đó như va chạm mà ta vô tình không để ý).

Vết bớt có khi ẩn trong da, có khi nổi cộm lên sờ thấy mềm, thường có màu sắc của rượu vang được gọi là dấu vết của rượu vang đỏ (port wine marks), có khi đỏ tươi như trái dâu tây nên còn được gọi là strawberry marks. Theo một số nhà y học giải thích thì vết bớt này sở dĩ có hài nhi mới sanh là do ở người mẹ là chính, do những tác động bên ngoài lên cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi hài nhi chào đời. Mặc dầu vậy, giải thích này đến nay, những vết ấy chẳng ảnh hưởng gì lên cơ thể đứa bé và người ta có thể tẩy, xóa hoặc cắt đi bằng cách dùng kim điện để đốt hay dùng những phương thức vật lý đặc biệt khác.

Thật ra không phải đứa bé nào khi lọt lòng mẹ có dấu vết ấy khi lớn lên đều kể lại quá khứ xa xăm hay tiền kiếp mình giống như trường hợp của bé Titu. Những vết chàm, vết bớt xuất hiện trên da hài nhi mới chào đời là dấu vết thuộc cấp độ thấp. Các nhà nghiên cứu đã thu thập vô số các loại dấu vết trên da của trẻ sơ sinh từ nhiều nơi trên thế giới. Giáo sư Ian Stevenson đã nghiên cứu 10.623 trường hợp về hiện tượng đầu thai, luân hồi và đặc biệt chú ý đến các trường hợp có dấu vết bẩm sinh và đương sự đã đưa ra những sự kiện liên quan xảy ra từ kiếp trước. Có nhiều loại dấu vết; Vết chàm, vết bớt, xuất hiện cạn trên da của hài nhi thuộc cấp độ nhỏ. Dấu vết mạnh mẽ, sâu đậm và nổi rõ có khi lún sâu hay nổi cao giống vết sẹo từ một vết thương được cho là dấu vết đáng quan tâm về nhiều phương diện cả y khoa lẫn siêu hình. Bác sĩ Mills cũng là người đã chuyên tâm nghiên cứu các dấu vết bẩm sinh và bác sĩ đã có được một bộ sưu tập dồi dào hình ảnh và sự kiện về những dấu vết lạ lùng này.

Cấp độ trung gian giữa vết chàm và vết sẹo trên cơ thể hài nhi là vết thâm đen dày. Đây là dấu vết xuất hiện trên da đôi khi tạo thành một mảng dày như lớp da thú vật. Có khi trên lớp da ấy lại còn có lông mọc tua tủa chẳng khác nào da trâu. Trong các hồ sơ lưu trữ tại các bệnh viện có ghi lại các trường hợp về các dấu về các dấu vết lạ lùng này. Năm 1878, tại Hoa Kỳ có một người tên là Blake, lúc sinh ra, phần nửa phần cơ thể bao bọc bởi một lớp da dày màu xám đen sần sùi như da voi, da trâu, trên thế giới nhiều người có những dấu vết ấy xuất hiện hoặc ở mặt, ở cổ, ở ngực, ở tay chân… Hình ảnh mà nhiều người thấy khá rõ là chính tổng thống Nga Sô McGobachev cũng có dấu vết màu đỏ port-wine marks ngay trên trán và giới y khoa cho rằng đó là dấu vết bẩm sinh.

Nhiều bác sỹ cũng thừa nhận có nhiều vết chàm liên quan đến vấn đề tâm linh cho đến nay y học cũng chưa thể giải thích được nguyên nhân và cách điều trị những vết chàm này như thế nào. Người ta chỉ nói đến nó trong những câu chuyện luân hồi trong sách vở của đạo Phật.

Sự giải thích về các dấu vết ấy vẫn trong vòng luẩn quẩn như: đó là dấu vết bẩm sinh do người mẹ khi mang thai chịu ảnh hưởng của một vài tác nhân nào đó như chất thuốc uống, hoặc thuốc xức trên da người mẹ hoặc thức ăn hay một tác nhân nào khác như những xáo trộn trong sự chuyển biến của cơ thể lúc còn là bào thai hay do sự lệch lạc về cấu tạo, thàng lập của tế bào, nhiễm thể, gen, do bệnh lý của cha mẹ, do hiện tượng di truyền.v..v..

Nguồn: St