Vì sao hai người có tình cảm sâu đậm với nhau nhưng cuối cùng vẫn không nên duyên vợ chồng?
Trước đây có một cô gái và một chàng trai đã thề nguyện sẽ nên duyên vợ chồng. Nhưng một thời gian sau, chàng trai đột nhiên đi lấy vợ.Cô gái vô cùng đau khổ và tuyệt vọng.
Một hôm, cô đến ngôi chùa cổ mà trước đây hai người thường hay đến với dáng vẻ buồn rầu, ủ rũ.
Vị ni cô thấy vậy liền hỏi cô: “Thí chủ lần này đến đây một mình lại mang vẻ mặt bi thương như vậy, chắc hẳn đã có chuyện đau buồn xảy ra?”
Cô gái được người hỏi đến chuyện thì như mở tấm lòng, kể hết lại chuyện tình duyên giữa hai người họ.
Cuối cùng, cô cũng hỏi vị ni cô vì sao mà hai người đã có tình cảm sâu đậm như vậy mà cuối cùng vẫn không nên duyên được với nhau.
Vị ni cô nói: “Người xuất hiện trong cuộc đời mỗi người đều không phải là ngẫu nhiên. Hai người buông tay nhau thì chỉ trong nháy mắt nhưng nắm tay thì phải mất hàng trăm, ngàn năm.
Vô luận là thí chủ gặp ai thì người đó đều là người nên xuất hiện trong cuộc đời, cũng không hề ngẫu nhiên. Hết thảy đều là duyên phận.”
Người ta thường nói, người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa đứt.
Hồng nhan tri kỷ của kiếp này, là anh em của kiếp trước, tới chia sẽ những tâm sự chưa nói hết. Người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả ơn cho bạn.
Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, tới để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt.
Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.
Theo đạo phật, duyên vợ chồng nhìn chung đến từ việc người này có ân với người kia.
Con người trong những lần gặp nhau, nếu người này có ân với người kia, khiến họ cảm động khôn nguôi, và nguyện ý báo ân trả nợ, thì vào kiếp sau một người sẽ là nam còn người kia là nữ, bởi nguyện ước thiện lành trong quá khứ mà kết thành vợ chồng.
Hoặc duyên người này thiếu nợ người kia
Nếu như duyên vợ chồng kết thành từ việc người này thiếu nợ người kia, thì chúng ta có hai loại nợ nần được tính đến.
Một là khoản nợ tiền tài, hai là khoản nợ tình cảm, cũng có những khoản nợ khác, nhưng hai loại trên vẫn là chính yếu.
Mối nhân duyên thiếu nợ lẫn nhau
Loại duyên thiếu nợ lẫn nhau này, tức là nợ qua nợ lại nhưng là nợ tiền tài và tình cảm là phần nhiều.
Nói cách khác, nếu đôi bên khi tìm hiểu, đã nợ nhau các khoản tiền tài và tình cảm như trên, họ kiếp này gặp lại kết thành vợ chồng, vừa vặn dễ dàng giúp nhau trả nợ.