Vụ cô giáo lùi xe trong sân trường cán chết học sinh: Không có bằng lái, úp mở mối quan hệ mập mờ với…
Vụ việc một giáo viên lùi xe cán chết học sinh lớp 1 hiện đang là đề tài nóng trong dư luận. Không những gây tai nạn, cô giáo này còn chưa có bằng lái xe mà dám điều khiển xe như chốn không người.
Dù biết đây là chuyện xui rủi, không ai muốn. Thế nhưng không thể không trách người giáo viên trực tiếp cầm lái gây tai nạn kia được. Bây giờ một em thì chết, em còn lại gãy chân, ai sẽ là người gánh chịu nỗi đau khổ thay cho những người thân trong gia đình các em ấy? Được biết danh tính hai nạn nhân gặp nạn là Sồng A Linh và Trần Tuấn Anh, đều sinh năm 2011, cùng trú tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Do vết thương quá nặng, cháu Sồng A Linh đã tử vong tại bệnh viện.
Còn thêm một chi tiết mà ai nghe qua chắc cũng lắc đầu ngán ngẩm: người giáo viên đó chính là cô giáo tên Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1979) và hiện chưa có bằng lái xe. Ngay khi sự việc xảy ra, chủ xe là thầy Vì Xuân Đương (giáo viên Trường tiểu học Vân Hồ) đã nhận lái chiếc ô tô gây tai nạn. Bởi ngay lúc xảy ra tai nạn thầy Đương cũng là người ngồi kế bên cô giáo. Em không hiểu hành động nhận hoàn toàn lỗi về mình của thầy là gì. Tuy nhiên hình như thầy giáo này suy nghĩ nông cạn quá. Đành rằng chiếc xe đó là của thầy Đương, có thể thầy vì xót xe và “xót” luôn cô giáo nên bênh cô giáo lùi xe cán chết học sinh. Thế nhưng làm sao qua mắt được cơ quan điều tra phải không các mẹ? Từ bao giờ thầy giáo lại cho mình cái quyền được nói dối như thế?
Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc rằng tại sao trong sân trường tiểu học lại để giáo viên lái xe vô tư như chốn không người như thế? Mà nơi đây, các em học sinh còn rất rất nhỏ lại hay hiếu động chạy nhảy mà cô giáo lại điều khiển xe ngay lúc các em vừa tập thể dục xong thì không biết cô ấy đang nghĩ gì. Trong khi bản thân cô ấy chưa có bằng lái xe mà lại dám cầm lái một chiếc ô tô rồi gài số ngược để lui xe. Không biết cô ấy có hiểu ô tô luôn có những góc mà người ta gọi là góc chết. Tức là người lái ô tô dù cho có quan sát kĩ đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể nhìn thấy. Họ có thể nhìn gương hai bên nhưng đối với những vật nhỏ phía sau xe thì làm sao thấy được, gương chiếu hậu cũng bất lực. Vậy thì có lẽ ngay giây phút hai tay cầm lái cô đã không hề để tâm đến những điều đó. Hay cũng có thể là cô ấy không biết, hoàn toàn không biết. Người đang tập lái như cô ấy hẳn là sẽ không biết những chuyện này. Vậy thì em đang tự hỏi, điều gì đã khiến cô Hương tự tin leo lên chiếc xe đó ngay giờ ra chơi của học sinh? Chắc cô ấy nghĩ có chủ xe là thầy Đương bên cạnh để “yểm trợ”? Để rồi mọi chuyện xảy ra, người chết người bị gãy chân thì đổ lỗi cho sương mù, cho thời tiết, do không kiểm soát được?
“Giáo viên này cho biết, khi xe lùi xe do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên phần đuôi xe của cô Hương đã đâm vào hai học sinh. Thời điểm xảy ra tai nạn, ngồi bên ghế phụ của xe ô tô có anh Vì Văn Dương là giáo viên Trường tiểu học Vân Hồ, chiếc xe ô tô trên là của anh Dương.
Trước khi xảy ra tai nạn, anh Dương đã để cho cô Hương lái xe của mình, rồi khi tai nạn xảy ra anh này đã nhận mình là lái xe thay cho cô Hương. Cô giáo lái xe gây tai nạn chưa có bằng lái, hiện chúng tôi đã triệu tập lên để làm rõ vụ việc”. Đại tá Phạm Văn Trực, trưởng Công an huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết.
Còn về phía thầy giáo, thầy nghĩ gì khi giao xe ô tô của mình cho một người chưa có bằng lái như cô Hương? Để rồi cô giáo lùi xe cán chết học sinh ngay giữa sân trường? Phải chăng thầy nghĩ rằng chỉ chạy quẩn quanh sân trường một chút nên chuyện giao tay lái cho cô ấy là không có gì đáng lo ngại? Một người không rành lái xe tất nhiên không tránh khỏi những chuyện ngoài ý muốn. Khi có sự cố khó lòng mà xử lý kịp. Người ta nói phụ nữ có thể giỏi giang trong tất cả mọi việc nhưng chuyện lái xe tốt nhất đừng giao cho họ. Nhiều người còn dí dỏm rằng: đổ xăng xe cho phụ nữ là một tội ác. Ngụ ý không phải chê trách gì phụ nữ mà là ý nói phụ nữ thường điều khiển xe không nhạy bén bằng đàn ông. Huống hồ chi trong trường hợp này cô ấy còn chưa có bằng lái.
Bà Lường Thị Hiền – Phó Chủ tịch xã Vân Hồ cho hay, xe gây tai nạn là xe riêng của thầy Đương. Thầy giáo đi làm cách trường 20 km, về trường công tác được 3 năm. “Vân Hồ mới tách ra từ Mộc Châu nên thầy cô đi làm khá xa. Nhiều thầy cô đi làm với thời tiết khắc nghiệt, đường xa, nên dù không có tiền cũng vay để mua ôtô”.
Được biết bên phía nhà trường cũng đang có kế hoạch đến xin lỗi gia đình em học sinh xấu số và hỗ trợ chi phí mai táng. Đồng thời cũng đến thăm hỏi em học sinh còn lại bị gãy chân và sẽ có các phương án họp hội đồng xử lý hay kỷ luật giáo viên lùi xe cán chết học sinh. Và theo em nghĩ thì cô giáo cũng phải đến xin lỗi đàng hoàng, thành tâm vì cô chính là người gây ra sự mất mát quá lớn cho gia đình các em.
Thế nhưng hy vọng chuyện này sẽ làm cho các nhà trường rút được kinh nghiệm, đặc biệt là trường cấp 1 và cấp 2. Việc cấm học sinh chạy xe đạp vào sân trường có lẽ trường nào cũng áp dụng. Thế nhưng chẳng hiểu vì sao có rất đông những ngôi trường lại cho phép giáo viên chạy xe máy ào ào vào sân trường như thế. Có khi đang giờ ra chơi, học sinh qua lại đông đúc mà thầy cô cũng không nhẹ tay ga mà cứ phóng đi vun vút. Việc này không chỉ gây nguy hiểm cho các em học sinh mà còn khiến học sinh cảm thấy không công bằng, không được kính nể. Các em chỉ đi xe đạp mà bị cấm, trong khi thầy cô chạy xe máy, ô tô thì lại được đi tự nhiên để rồi xảy ra tai nạn lại đổ lỗi này nọ. Những ai đang sở hữu xe ô tô cũng nên lưu ý đến việc trang bị hệ thống cảm biến lùi cho xe của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ cần cẩn thận, quan sát kĩ đã là an toàn.
Ngoài ra, theo em được biết thì việc cô giáo lái xe đâm chết học sinh mà chưa có giấy phép lái xe thì bị phạttù từ ba năm đến mười năm. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Còn về thầy giáo Đương đã có bằng lái xe, có xe riêng thì dĩ nhiên thầy đã biết về luật an toàn giao thông. Vậy mà thầy lại giao xe cho một người không rành như cơ Hương điều khiển thì hành vi của thầy có nguy cơ bị khởi tố trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Theo WTT