7 câu nói đừng bao giờ tùy tiện phát ngôn nơi làm việc: Những ai đã đi làm đều nên đọc!
Nếu đã từng nói một trong bảy câu dưới đây với cấp trên hay đồng nghiệp tại nơi làm việc, bạn nên tự nhắc mình cần phải sửa càng sớm càng tốt!
Khi đã đi làm, ai cũng muốn thể hiện điểm chuyên nghiệp nhất của bản thân để được cấp trên và đồng nghiệp tín nhiệm, cũng như để có được các cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Ngoài việc thể hiện thì từng câu từng lời chúng ta nói ra khi đi làm cũng sẽ tác động rất nhiều đến cảm giác của mọi người dành cho chúng ta.
Có những lúc, nếu lỡ lời nói sai điều gì đó, trong mắt người khác, trình độ của bạn sẽ bị đánh giá thấp đi vài phần.
Vì thế, nghệ thuật ăn nói nơi công sở là yếu tố không thể xem nhẹ. Phải nói như thế nào mới khiến bạn “nghe có vẻ” chuyên nghiệp trở thành điều cốt lõi.
Dưới đây là 7 câu nói chúng ta thường xuyên được nghe nhưng hãy nhớ, đừng bao giờ nói ra ở nơi làm việc dù chỉ một câu, bởi nói ra, bạn sẽ bị mất điểm rất nhiều trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.
1. Đây không phải lỗi của tôi
Rất nhiều người khi gặp vấn đề phát sinh trong công việc đều có thói quen đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm cho người khác. Đây là hành vi rất dại dột.
Khi bạn đổ lỗi của mình cho người khác, ấn tượng của những người xung quanh dành cho bạn sẽ là: Bắt đầu thể hiện trạng thái trừ điểm bạn.
Tục ngữ có câu: Người không phải thánh nhân, làm sao có thể không phạm sai lầm?
Thất bại là mẹ thành công, bất luận là vấn đề phát sinh từ bạn hay không, thay vì tranh biện ai đúng ai sai, hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết và có phương án phòng tránh lỗi tái phát, như thế sẽ thực tế hơn nhiều.
2. Tôi không làm được
Khi nói câu này ra, nghĩa là bạn đã tự hủy hoại hình tượng của mình. Đến bản thân bạn còn phủ nhận năng lực của mình thì ai có thể tin cậy bạn được đây?
So với việc chưa bắt đầu đã từ chối thẳng thừng, hãy dũng cảm chấp nhận thử thách, bạn sẽ được nhìn nhận tốt hơn và điều đó hiển nhiên cũng sẽ tốt cho bạn.
Hãy nói với đối phương, rằng “Mặc dù việc này với tôi có chút thử thách nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức”, tin chắc bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng họ.
3. Tôi không muốn
Chưa làm đã từ chối, làm sao có thể ghi điểm trước lãnh đạo và đồng nghiệp?
Hơn nữa, nói ra những lời này chẳng khác nào chứng minh rằng bạn là người thủ cựu, không sẵn sàng đối mặt với thách thức. Lâu dần, sẽ chẳng còn ai muốn tạo cơ hội học hỏi cho bạn nữa.
Nếu muốn trưởng thành trong công việc, hãy thử để bản thân duy trì trạng thái tự tin ở mọi lúc mọi nơi, không e dè trước mọi thử thách gặp phải.
4. Việc này có gì tốt cho tôi?
Nếu như bạn chỉ đòi hỏi lợi ích cho bản thân trong công việc, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một kẻ ích kỷ.
Trong công việc, ai muốn hợp tác hay làm chung với một kẻ ích kỷ đây? Mà nói đến ích kỷ, mọi người sẽ tự động liên tưởng đến những đức tính như “không biết cách bao dung, không có tính nhẫn nại…”
Nếu không muốn bị định nghĩa như vậy, hãy bớt hoặc đừng bao giờ nói câu nói trên. Hãy để từ “chúng ta” thay thế cho từ “tôi” trong trường hợp này.
5. Tôi không muốn cộng tác với người xxx
Từ chối làm việc với đồng nghiệp là một điều kiêng kỵ trong công việc, nó cho thấy bạn là người ấu trĩ và hình ảnh chuyên nghiệp của bạn sẽ vì thế mà bị trừ điểm.Chúng ta nên học cách sống và làm việc với những người không cùng tính cách, từ đó học cách giao tiếp và tương tác chứ không nên bài trừ họ.
Trừ khi đối phương mạo phạm, xúc phạm bạn một cách nghiêm trọng, còn nếu không, hãy đừng bài xích họ.
6. Tôi thật nhạt nhẽo
Khi bạn cứ luôn miệng nói với các đồng nghiệp rằng công việc của mình thật nhạt nhẽo, người khác sẽ nghĩ gì?
Câu nói này chỉ khiến ấn tượng của người khác về bạn xấu đi mà thôi.
Hãy tìm ra điều thú vị trong công việc – thứ có thể giúp ta kiên trì đến cùng chứ đừng nên suy nghĩ theo hướng tiêu cực.
Nếu như cảm thấy nhạt nhẽo, hãy tìm cho mình một số việc mang tính chất thử thách xem sao.
7. Để tôi thử xem sao
“Thử” và “làm” có ý nghĩa rất khác nhau. Khi bạn nói “thử”, ngữ khí rõ ràng yếu ớt, thiếu khả năng hành động.
Nếu như muốn biết đạt ý nguyện muốn “thử” của bản thân, hãy đừng ngần ngại nói với đối phương từng bước mình sẽ thực hiện để họ biết rằng mình đã có kế hoạch rõ ràng.
Theo soha