10 năm nữa chúng ta là ai? Đẳng cấp của một người được đánh giá bằng sự nỗ lực cả đời chứ không phải là sự xuất thần bất ngờ
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ cần có được công việc ở một công ty lớn, có danh tiếng thì đó sẽ là tiền đề tạo dựng một cuộc sống sung túc, hạnh phúc.
Vì bị quan niệm cũ của những người đi trước ảnh hưởng nên nhiều người trẻ hiện nay vẫn đều muốn có một công việc “ổn định” không sớm thì muộn, sau khi tốt nghiệp đại học thì càng tốt.
Chúng ta giống như những con robot được sắp đặt hết lịch trình, ra khỏi nhà đi làm từ 8h đến 5h chiều về nhà, buổi tối dành thời gian đi chơi với bạn bè và ngày hôm sau, ngày hôm kia vẫn như vậy. Và tất nhiên, điều này chẳng có gì sai cả.
Nhưng có một sự thật là: Thu nhập của bạn sẽ không đi lên theo một đường thẳng và trong một quỹ đạo không ngừng phát triển đâu.
“Giá như tôi không phải dậy đi làm vào mỗi sáng thứ hai”
Chắc hẳn không ít người đã mang suy nghĩ ấy từ khi họ có cảm giác chán chường với công việc. Vậy bạn có còn nhớ cảm giác hào hứng khi ngày đầu tiên bắt đầu một công việc mới, một mối quan hệ mới hay khoảnh khắc đứa con thứ hai ra đời không?
Trong những năm đầu, cuộc sống vẫn còn tương đối đơn giản, ít nhất là về tài chính. Bạn có thể còn độc thân, bạn chỉ cần kiếm tiền và nuôi bản thân là đủ, bố mẹ vẫn đi làm nên bạn vẫn rủng rỉnh ví.
Rồi bằng cách nào đó, thời gian trôi nhanh hơn bạn tưởng và mọi thứ như được lập trình sẵn để kéo bạn xuống đúng thời điểm. Bạn tự hỏi liệu mình có đang làm đúng công việc hay không? Bạn phân vân nhưng dù thế nào thì bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Số tiền bạn kiếm ra chưa đủ, chi phí sinh hoạt đã tăng lên, con cái đang lớn lên mỗi ngày… Cuộc sống của bạn bắt đầu xuất hiện nhiều căng thẳng. Căng thẳng về tiền bạc, căng thẳng về công việc, căng thẳng về các mối quan hệ,… đủ mọi căng thẳng dồn lại khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, kiệt sức.
Những ngày ấy, bạn uể oải bước ra khỏi giường vào buổi sáng, cảm thấy mệt mỏi về ngày hôm nay và ước trong đầu: “Giá như tôi không phải dậy đi làm vào mỗi sáng thứ hai”.
Những ngày ấy, là những ngày bạn chỉ cố giữ bản thân “bận bịu” với công việc vô nghĩa tạm thời.
“Trắng tay cả ở trong suy nghĩ”
Khi còn trẻ, người ta có thể nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn hiện tại, có thể là khi lớn hơn một chút, trưởng thành hơn một chút. Bạn nghĩ rằng thâm niên công việc sẽ gắn với thăng tiến sự nghiệp và tiền lương sẽ tăng lên theo các bậc.
Nhưng… Lại có một chữ “nhưng” nữa ở đầu mỗi gạch đầu dòng trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Thực sự có những ngày chính chúng ta cảm thấy bản thân “trắng tay” cả ở trong suy nghĩ, ở độ tuổi ba mươi mấy.
Bởi lẽ, chúng ta loay hoay trong chính cái sự nghiệp mà ngay từ đầu chúng ta cho rằng ổn định rồi cứ thế, chật vật kiếm tiền, nghĩ cách tăng thu nhập để nuôi gia đình, con cái, đến nỗi chẳng có thời gian để bản thân nghĩ xem mình muốn gì, thích gì, cần gì và phải làm gì.
Đừng để bản thân mình mãi chìm trong cơn mộng mị…
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ cần có được công việc ở một công ty lớn, có danh tiếng thì đó sẽ là tiền đề tạo dựng một cuộc sống sung túc, hạnh phúc.
Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai lầm. Có một người dẫn đường đúng mới là chìa khóa thực sự để mở mọi cánh cửa.
Tức là, khi tìm được một người sếp tốt thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp để phát triển bản thân. Và bạn sẽ tránh được những sai lầm mà người khác có thể bị mắc kẹt trong nhiều năm.
Quan trọng hơn, đâu chỉ là bạn cứ ở bên những người thành công trong lĩnh vực bạn theo đuổi thì sẽ thành công, mà bạn cần phải đi sâu vào chính trong con người bạn để chứng minh bản thân xứng đáng. Và sau đó bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết.
“Đẳng cấp của một người được đánh giá bằng sự nỗ lực bền bỉ cả đời chứ không phải là sự xuất thần bất ngờ”.