Tuyệt đối không được để nước mắt rơi vào thi thể người thân đã mất, nếu không cả nhà sẽ phải hối hận vì lý do không ngờ này
Theo quan niệm của người xưa, khi trong nhà có người mất, người thân phải khóc lóc; thậm chí khi đưa quan tài ra khỏi nhà, con gái phải còn phải ngã ra đường để ngăn không cho người của âm phủ mang người thân đi. Theo quan niệm của không ít người, khóc để thể hiện tình yêu thương, sự hiếu thảo của mình với cha mẹ.
Thậm chí còn có những người tin rằng, con cháu khóc lóc càng nhiều, càng to thì những điềm xấu, sự xui xẻo sẽ đi hết. Chính vì vậy, trong các đám tang, chúng ta thường thấy người thân của người đã khuất gào khóc, lăn lộn.
Theo quan niệm của người xưa, khi gia đình có người qua đời, người thân phải khóc lóc thật nhiều, thật to để ngăn những ma quỷ của âm phủ lên bắt người thân đi. Đó cũng thể hiện lòng yêu thương, sự hiếu thảo (khi cha mẹ mất)
Tuy nhiên, việc gào khóc, đặc biệt là để nước mắt rơi vào thi thể của người đã khuất sẽ khiến cho người đã khuất ra đi không được thanh thản. Theo các nhà nghiên cứu về tâm linh, khóc lóc là chuyện bình thường nhưng điều này lại gây ra những điều không hay khiến cho người đã khuất không thể siêu thoát. Thậm chí, nếu con cháu khóc lóc càng bi ai, đau khổ sẽ khiến người đã khuất gặp chướng ngại và có thể rơi vào cảnh tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).
Thế nhưng, việc khóc lóc như vậy sẽ khiến người đã khuất không thể an tâm để ra đi, và sẽ gây trở ngại trong việc đầu thai
Hơn nữa, khi khâm liệm nếu nước mắt của người thân rơi vào thi thể người đã khuất sẽ khiến người khuất không thể ra đi trong thanh thản, vẫn tiếp tục lưu luyến trần thế, khó siêu sinh.
Bên cạnh đó, nếu để nước mắt rơi vào thi thể của người đã khuất sẽ rất dễ gây ra hiện tượng quỷ nhập tràng (một hình thức của xác chết biết đi, mượn xác người chết mà đội mồ sống lại) và khiến cho những người còn sống dễ rơi vào những tình cảnh không tốt, làm ăn khó khăn. Chính vì vậy, khi chẳng may có người thân qua đời, người còn sống không nên khóc, đặc biệt là trong lúc khâm liệm.
Đặc biệt, khi khâm liệm, người thân phải đứng cách xa thi thể của người đã khuất, tránh không để nước mắt rơi vào thi thể bởi nếu nước mắt rơi vào thi thể người đã khuất sẽ khiến người đã khuất ra đi trong day dứt.
Chính vì vậy, nhiều gia đình trong thời gian khâm liệm phải tạm thời tránh mặt để tránh không để nước mắt rơi vào thi thể người đã khuất
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mong rằng khi biết được những điều này mọi người sẽ ghi nhớ và tránh để người chết được thảnh thơi về cõi vĩnh hằng, ra đi thanh thản, không còn day dứt với trần thế.
Theo Thethaovaxahoi.vn