Chuyện báo ứng : Số phận thảm thương của cả gia đình cố truy sát con tê tê, tội nghiệp nhất là cô con gái
Gây nghiệp thì ắt phải chịu báo ứng, câu chuyện có thật của một người phụ nữ Malaysia được mệnh danh là “Người tê tê”, Trương Tứ Muội là một trong những minh chứng cho chuyện này.
Vào năm 1948, thôn Sâm Châu Đạm Biên, Malaysia có một người nông dân rất nghèo tên là Trương Thu Đàm. Một hôm nọ, lúc ông đang cày ruộng, bất chợt thấy một con tê tê, ông liền vứt cày để đuổi bắt nó. Tuy nhiên, nó đã nhanh chân chạy vào một hang núi để trốn. Ba người con trai của ông nghe vậy liền chạy đến để tìm cách bắt, nhưng cũng không được.
Lúc đó, vợ ông là Bành Tiên mới 39 tuổi, đang mang thai cũng tham gia đuổi bắt con tê tê. Chị ta lại lập mưu kế rất hay, đó là đốt củi trước cửa hang, lùa khói bay vào, như vậy con tê tê bị ngộp khói trong hang nhất định sẽ bò ra. Họ đốt củi suốt nửa ngày, mặt ai cũng đỏ bừng vì nắng và lửa khói, nước mắt ràn rụa, vẫn không thấy bóng của con tê tê đâu. Cả gia đình thất vọng bèn ủ rũ đi về.
Năm tháng sau, cô Bành Tiên sinh ra được một người con gái có hình thù rất đáng sợ, giống y như con tê tê vậy. Khi sinh ra đứa bé, nó không khóc oa oa như bao đứa trẻ khác, mà nó kêu tiếng chét chét như tiếng của con tê tê. Vừa sinh xong cô rất mệt, nhưng nghe tiếng kêu của con, cô cố gắng chồm người nhìn qua. Vừa nhìn thấy con, cô liền ngất xỉu, lâu sau mới dần tỉnh lại. Cô bèn ôm con trong lòng khóc nức nở, nước mắt chảy ướt đẫm cả thân đứa con mới sinh. Cô biết mình không phải vừa sinh ra một đứa bé gái, mà là một con tê tê.
Chuyện Bành Tiên sinh ra quái vật, khiến cho ai nấy cũng đều kinh ngạc. Mọi người trong làng đều bị hình tướng của đứa con cô Bành hút hồn. Ở bất cứ chỗ nào, hay làm bất cứ việc gì, họ cũng đem đề tài của cô ra mà bàn tán, càng bàn tán thì họ càng kinh hãi, cho đến trong giấc mơ họ cũng thấy hình dáng kỳ quái của nó, không ai dám đi ra ngoài ban đêm. Từ đó mọi người lo sợ giống như bị ma nhập vậy, họ cho rằng hình tướng của nó là một điềm báo trước đại họa sắp xảy ra cho dân làng.
Chính vì vậy mà họ yêu cầu ông Trương phải đem nó giao cho dân làng xét xử.
Hơn ai hết, vợ chồng ông Trương Thu Đàm biết rất rõ kết quả của việc đem giao con cho người trong làng xử lý. Dù thế nào đi chăng nữa, nhưng tình phụ tử, mẫu tử không thể mất, “hùm dữ không nỡ ăn thịt con”. Do vậy vợ chồng ông nghĩ ra một kế, họ nói với mọi người rằng con gái họ đã chết. Họ cũng làm giả đám tang, than khóc, mặt khác họ làm một cái buồng rất kín, đem con vào đó cất giấu. Cô gái này đã được cha mẹ đặt tên là Trương Tứ Muội. Thấy con gái từ lúc mới sinh đã bị nhốt như giam trong ngục, suốt ngày không thấy ánh mặt trời, họ vô cùng đau lòng, khóc lóc suốt ngày. Tuy đau khổ khóc hết nước mắt, nhưng suy nghĩ nát óc họ vẫn không tìm ra cách để chữa trị cho con, vả lại họ cũng không có tiền để đưa con đi bác sĩ.
Khi đứa bé lên 10 tuổi, ông bị một cơn bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Trước khi chết, ông luôn nói với vợ con: “Anh chết thì yên được thân anh, còn em và các con chắc phải chịu cực khổ nhiều. Ông lại ngoái lên giường nhìn đứa con gái đang nằm quặt quẹo như con tê tê, lòng ông đau xót như kim châm muối xát. Bệnh ông lại càng phát mạnh hơn, đờm trong cổ cứ chặn ngang những câu ông trăn trối. Cuối cùng ông cố gắng lắm mới ôm con vào lòng mà nói: “Con à! Một mai kia nếu mẹ theo ba thì con phải sống sao đây? Rồi trong những ngày tháng sau này, bao nhiêu gánh nặng đè hết lên đôi vai gầy của mẹ, nghĩ đến đây ba chết cũng không thể nào nhắm mắt”. Nói xong, đờm trong cổ trào ra, ông họ một cơn dữ dội rồi chết, nhưng mắt của ông vẫn không chịu nhắm, cứ trừng trừng dù mọi người cố gắng vuốt cỡ nào, cho đến lúc liệm vào quan tài rồi mà mắt vẫn mở.
Chuyện đứa con vẫn được cô Bành giấu kín, với lại thời gian cũng xảy ra hơn 10 năm rồi, nên không ai còn nhắc tới nữa, phần khác vì ai cũng lo bận bịu làm ăn nên cũng không có thời gian để nhớ. Thế nhưng vẫn còn không ít người hoài nghi, không tin con cô đã mất. Lúc đó cũng có ông Mã, chủ một rạp hát lớn đến thương lượng với cô Bành. Ông nói rằng ông không tin con gái cô đã chết, nếu còn sống ông xin mua nó với giá 120 lượng vàng, để về phục vụ cho rạp hát. Người mẹ cự tuyệt, bà luôn nói rằng con bà đã chết rồi, nếu không tin thì bà dẫn ra mộ cho xem.
Trương Tứ Muội đã phải sống trong cảnh u tối hơn 30 năm. Vào tháng 3 năm 1982, vô tình cô bị người dân phát hiện khi cô bước ra khỏi phòng để lấy nước uống.
Chuyện hơn 30 năm trước y như giấc mộng đã tan biến theo mây khói, người thời nay đã tiến bộ. Họ luôn đề cao tri thức, nên họ quyết định cho cô quyền sống như mọi người khác, có quyền hưởng thụ sản phẩm của khoa học công nghệ.
Chuyện của cô Trương là nguyên nhân chính mà ông Chu Bảo Nguyên – phóng viên của báo Tân Sinh Hoạt – giữ tôi lại suốt một ngày để bàn giải khi ông đem hình cô Trương cho tôi (nhà văn Bách Dương) xem. Vừa xem qua tôi giật bắn người, “không lẽ nhân vật chính trong hình là một con người bằng xương bằng thịt, là người có cùng màu da, mái tóc với tôi?”. Tôi tự hỏi với mình như vậy, không thể tin vào mắt, khi đó trong tâm tôi khởi lên niềm xót thương vô hạn. Cho nên tôi quyết bằng mọi giá ngày hôm sau cũng phải đi thăm cô.
Ngày hôm sau, tôi cùng phóng viên Chu Bảo Nguyên và tổng biên tập Ngô Trọng Đạt đi thăm. Nói tiếng là đi thăm nhưng mục đích của tôi là muốn nhìn trực tiếp đồng loại của mình. Suốt chặng đường đi, đầu tôi luôn hình dung hình tướng cô Trương, dù trước đó tôi đã xem hình rồi nhưng vẫn khó mà hình dung ra được.
Khi xe đến nơi mà chúng tôi sẽ đến, nhờ ông tổng biên tập liên lạc trước nên chúng tôi được người nhà ra đón tận ngoài đường. Vừa vào tới nhà, cô Trương từ trong buồng bước ra chào chúng tôi. “Trời ơi! Tôi đang tỉnh hay mơ? Đây là cõi nhân gian hay địa ngục vậy? Nhân vật đứng trước mặt tôi là người hay động vật? Tôi là nhà văn cũng khá thành đạt về lĩnh vực xây dựng nhân vật, nhưng tất cả nhân vật tôi xây dựng trong văn dù thật hay hư cấu cũng không được như người đang đứng trước mặt tôi. Lúc này, tôi mới hiểu được vì sao mà người dân thôn Sâm Châu Đạm Biên gọi cô là “người tê tê”.
Đầu cô trọc lóc không có một sợi tóc, đối mắt xếch lên 50 độ, lỗi mũi trịt lít, môi trề ra, răng thì cái xiêu cái vẹo, trong đó có một cái răng nanh chĩa ra ngoài giống như ngà voi vậy. Toàn thân đầy vảy, khiến cho mọi người mới vừa nhìn đều giật bắn cả người. Đôi mắt cô càng khiến người ta khiếp sợ hơn, mắt không bao giờ nháy, đương nhiên cũng không nhắm lại được, giống như là mắt cá, còn hai tròng đen mắt thì tròn đỏ như hai hòn bi sắt bị nung lâu ở nhiệt độ cao.
Sau lần gặp gỡ đó, ông tổng biên tập của báo Tân Sinh Hoạt liền liên lạc với bác sĩ trưởng khoa về bệnh ngoài da của Bệnh viện Trung Ương đến chữa trị cho cô.
Nhưng sau khi khám, vị bác sĩ kết luận: “Đây là chứng bệnh tôi gặp lần đầu, nếu nói đột biến gen cũng không chính xác. Vì đột biến gen thì nó chỉ đột biến một phần nào đó mà thôi, chứ không thể đột biến cả một cơ thể, nên tôi đành chịu thua”. Bất chợt, đôi mắt vị bác sĩ lóe sáng lên, hình như ông tìm ra đáp án về căn bệnh của cô. Ông nói: “Theo tôi nghĩ, đây không phải là căn bệnh bình thường. Theo như gia đình đã kể, thì đây chính là Nhân Quả Báo Ứng mà đạo Phật đã nói.”
Nghiệp thiện ác luôn theo ta như bóng theo hình. Quả báo không phải không đến mà là chưa đủ duyên để đến mà thôi. Nếu đến bạn sẽ không thể tránh khỏi ác báo. Vậy vì sao chúng ta không nghĩ đến điều tốt, nói điều tốt và làm điều tốt chứ?