13 điều kiêng kỵ khi gia đình có tang nhất định bạn cần phải biết

Không có điều gì mất mát và đau khổ hơn khi gia đình có tang. Tuy nhiên, bên cạnh việc tưởng nhớ người đã khuất và vượt qua nỗi buồn ấy, bạn và gia đình cũng nên kiêng kỵ những điều sau: 

Mỗi vùng miền đều có những tục lệ riêng về ngày tang gia, dù vậy vẫn có những điều cấm kỵ chung mà chúng ta nên tránh:

1. Kỵ lúc qua đời không có người thân bên cạnh:

Để người đã khuất không cảm thấy cô độc dưới suối vàng và dễ yên nghỉ, người xưa cho rằng trước lúc một ai đó ra đi cũng nên có người thân bên cạnh để bầu bạn, tiễn đưa, giúp họ rời khỏi thế gian thanh thản.

2. Kỵ để người đã mất ở trần

Không nên để người mất ở trần

Trước khi người đó từ trần, người thân nên mặc quần áo đẹp cho họ, không nên cởi trần. Hoặc sau khi đã ra đi, người thân trong gia đình nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới người đã khuất. Phong tục của người Việt rất quan trọng trong những nghi thức khâm liệm, thậm chí người già đang khỏe mạnh đôi khi còn dặn con cháu chuẩn bị sẵn quần áo liệm để họ mới yên tâm.

Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người quá cố mặc áo liệm như vậy thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

Thường thì áo liệm thường được sắm theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái. Người xưa kỵ dùng số chẵn vì theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa.

3. Kiêng kỵ khi nhập liệm

– Gỗ tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách, kỵ dùng gỗ cây liễu vì cây này không hạt, sợ đời sau không có người nối dõi.

– Kỵ chó mèo đến gần thi thể trước khi nhập liệm.

– Kỵ nước mắt bắn vào thi thể khi nhập liệm.

4. Kiêng kỵ khi báo tang

Khi nhà có người qua đời, cần treo bên ngoài cổng một mảnh vải trắng hoặc một tờ giấy trắng để thông báo gia đình đang có tang. Đồng thời, thông báo cho con cái, người thân, họ hàng, bạn bè đang ở xa xôi biết tin. Tuy nhiên, khi báo tang cần chú ý kiêng kỵ:

Nếu cha mẹ mất, sau khi đã xác định xong ngày làm tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Dù khá rườm rà nhưng hiện nay nhiều gia đình vẫn duy trì tập tục này.

5. Kiêng kỵ khi chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất:

Người xưa cho rằng sau khi chết, linh hồn còn chưa đi xa nên rất quan trọng ngày giờ tổ chức tang lễ. Họ cũng rất chú ý đến vị trí đặt mộ vì nó ảnh hưởng đến bần hàn phú quý của con cháu đời sau. Một số kiêng kỵ bạn cần biết:

-Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu.

– Không chôn gần nhà tù.

– Không chôn nơi phong cảnh u sầu.

– Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết.

– Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng.

– Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

– Không chôn cất ở nơi có tảng đá lớn.

– Không chôn trên đỉnh núi cô độc.

– Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn.

6. Kiêng sau khi hạ huyệt:

Kỵ quay đầu nhìn lại trên đường về để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.

Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng. Kỵ quay đầu nhìn lại trên đường về để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.

7. Một số người cần kiêng dự tang lễ:

Người xưa thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, người bị chó dại cắn đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh từ người quá cố mà ốm.

8. Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu

Khi khiêng linh cữu cần khiêng nhẹ nhàng và chậm rãi để thể hiện sự lưu luyến với người chết và giữ cho thi hài được nằm yên.

9. Kiêng bật loa đài ồn ào, hò hét giải trí khi gặp tang lễ

Nhà có tang cần kiêng bật tivi, loa đài ồn ào. Nếu nhà sát bên có đám tiệc vui cũng nên mở nhỏ loa đài lại để tránh ảnh hưởng đến nhà đang có chuyện buồn.

10. Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ:

Khi tang chịu tang, con cái không được lấy vợ, lấy chồng để thể hiện sự hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên. Dù ngày nay thời gian để tang có được rút ngắn lại, tuy nhiên thường sau khi làm giỗ đầu cho người đã khuất, nhiều gia đình mới dám cưới chồng, cưới vợ cho con cháu.

11. Con cái người đã khuất không được mặc đồ lòe loẹt, vui chơi hát hò trong thời gian chịu tang:

Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Trong thời gian này, con cái cần chú ý không mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm, vui chơi hát hò, nhậu nhẹt để thể hiện sự thương nhớ người đã khuất.

12. Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng trong thời gian để tang, đặc biệt ngày Tết:

Trong thời gian chịu tang, không nên đi thăm họ hàng bạn bè, đặc biệt không nên đến chúc Tết nhà người khác hoặc nhà những người đang mắc bệnh để tránh mang lại điều xui rủi cho gia chủ.

13. Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang:

Trong vòng tang (sau khi làm lễ mở cửa mả), tuyệt đối không động cuốc, thuổng vào mộ để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi thể đang phân hủy.