Cụ bà 90 tuổi nhất định không chịu sống chung cùng 10 người con giàu có, lý do khiên ai đọc được cũng nghẹn ngào
Nhìn cái cảnh tiền ăn một bữa cơm của bà có 20 ngàn, chúng chia đều cho 10 người mà bà cắn chặt môi đến bật máu vì cay đắng, miếng cơm nhỏ trong cổ họng to tựa như tảng đá đè ngang.
Nhìn cảnh bà Đào sống cô đơn, côi cút, một thân một mình trong căn nhà ngói liêu xiêu mà ai cũng thấy xót thương. Nếu như bà không con cái thì người ta thương một, đằng này bà có tới tận 10 người con, mà ai ai cũng giàu có nên người ta mới xót 10.
Chồng mất sớm, một mình bà gáng vác trên đôi vai gầy nhỏ 10 đứa con. Đông con, chỉ dựa vào việc chạy chợ mà bà nhất định không để cho đứa con nào phải nghi học. 10 đứa thì cả 10 đều được cho học hành đầy đủ. Thậm chí là vào cả đại học. Được cái con cái bà có tính tự lập cao, lớn lớn, tự sức mình kiếm được tiền là chúng vừa kiếm tiền vừa học nên bà cũng đỡ vất vả.
Nhìn bà, ai cũng phải thốt ra câu khâm phục. Đời người phụ nữ, có mấy ai được như bà. Hàng xóm láng giềng động viên bà rằng rồi sau này con cái lớn, lập nghiệp thành tài thì bà tha hồ mà hưởng phúc. Bà nghe người ta nói chỉ cười. Bà chẳng mong con cái giàu có để mình được nhờ, bà chỉ mong con cái bà luôn được khỏe mạnh, bình an, sống vui vẻ, hạnh phúc, đó mới chính là ước nguyện lớn nhất của đời bà. Con cái bà, thương bà lắm. Nhưng đó là khi còn nhỏ, lớn lên…
– Sao bà không bắt chúng nó đón mình về chăm sóc. Thân già cô đơn, rồi ốm đau, bệnh tật ai biết đấy mà chăm. – Một người hàng xóm thân thiết với bà lên tiếng
Bà năm nay cũng 90 tuổi, cái tuổi gần đất, xa trời, có lẽ chỉ mong được ở gần con gần cháu ấy vậy mà nhìn căn nhà nhỏ với vài vật dụng đơn giản và có mình bà sống ai cũng nghẹn ngào.
– Tôi già rồi, sống đâu, ăn gì mà chẳng được. Con cái còn bận lo công việc, sự nghiệp, gia đình nó nữa. Mình phải thông cảm cho nó chứ. – Bà Đào nghẹn ngào cất giọng
Không phải bà không muốn gần con gần cháu. Bà đã từng đến nhà 10 đứa con và thử sống ở đó nhưng chưa có nhà đứa nào, bà sống quá được 2 ngày. Lý do kể ra lại làm bà rơi nước mắt. Đứa không bận tối mắt tối mũi, cả ngày chẳng có thời gian mà nhìn mặt mẹ thì đứa cũng tị nạnh, anh không nuôi mẹ, để em phải nuôi. Đúng là cha mẹ sinh con trời sinh tính, bà đâu có lường trước được có ngày này.
Bà cần gì mâm cao cỗ đây đâu, cơm rau đạm bạc cũng được nhưng con cái bà, tị nhau rằng nuôi bà tốn kém, rồi chia chác tiền nhau. Nhìn cái cảnh tiền ăn một bữa cơm của bà có 20 ngàn, chúng chia đều cho 10 người mà bà cắn chặt môi đến bật máu vì cay đắng, miếng cơm nhỏ trong cổ họng to tựa như tảng đá đè ngang. Rồi bà nói về sớm ăn cùng bà bữa cơm thì chúng nó gào lên:
– Mẹ không biết thời buổi này tiền chính là không khí hay sao. Thiếu tiền là chết ngay. Mà cũng chính vì nó là không khí nên mình không nhanh mà hít, mà giữ lấy là mất ngay. Mẹ già rồi, làm sao mà hiểu được những điều ấy.
Bà Đào không biết nên cười hay nên khóc đây khi nghe những điều như vậy. Nếu bà không lặn lộn mấy chục năm trời, dầm sương dãi nắng đến nỗi tấm lưng gầy còng xuống thì liệu con cái có khôn lớn được ngày hôm nay không đây. Vậy mà bây giờ, chúng lại mang cái đạo lý đồng tiền ra để thuyết giảng cho bà nghe.
Bà trằn trọc nhiều lắm, nghĩ tủi thân nhiều lắm mới quyết định ở một mình. Bà về lại căn nhà nơi mà khi xưa bà đã có những tháng ngày vô cùng bình yên, vui vẻ, hạnh phúc với 10 người con nhỏ của bà. Những đứa con bé bỏng của bà khi ấy chia nhau một củ khoai, ngồi quây quần bên bếp lửa cùng bà sưởi ấm. Hình ảnh ấy, sao mà nhìn như mới hôm qua.
Câu chuyện của bà, ai biết cũng nghẹn ngào, rơi nước mắt. Họ có trách, có mắng con cái bà cũng không thể khiến cho con cái bà làm bà vui được. Cái bà cần chính là sự thành tâm, là sự chân thành, là sự bá hiếu từ tận trái tim của con cái bà chứ không phải là sự ép buộc. Ngẫm mà cay đắng quá. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày. Bà Đào đâu phải trường hợp duy nhất, còn rất nhiều những ông bố, bà mẹ khác cũng rơi vào hoàn cảnh nghẹn đắng như bà. Và những đứa con của họ, không biết bao giờ mới hiểu ra được đây. Càng ngẫm mà càng đắng cay.