Vì sao nói: Con cái đến với cha mẹ kiếp này là cái nợ

Phật vốn có câu nói: “Lênh đênh trong cõi duyên phù, khéo tu thì nổi, phụ tu thì chìm”. Ý nói, người sống trên đời ai cũng cần tu theo Phật, những người tín Phật, có niềm tin vào Phật và sống theo lời Phật sẽ được hưởng duyên lành. Phật là người chỉ đường, còn bản thân mỗi người mới là người cầm đuốc để đi.

Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau muốn hạnh phúc, gia đình hưng thịnh, phải nhớ hai chữ “tu khẩu”

9 tiêu chuẩn của một người có phúc báo tốt, bạn đạt được bao nhiêu

Ảnh minh họa

Người xưa vẫn nói: “Con dại cái mang”, hay “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, Phật dạy, ý hai câu nói này là nói lên mối quan hệ biện chứng giữa cha mẹ và con cái. Cả đời con có đi đâu, làm gì, thành công rực rỡ bao nhiêu thì khi chùn chân mỏi gối hay thất bại đều tìm về vòng tay cha mẹ. Mỗi người đến với ta kiếp này đều là duyên nợ.

Bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ

Loại nghiệp duyên thứ nhất – BÁO ÂN

Ảnh minh họa

Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.

Loại nghiệp duyên thứ hai – BÁO OÁN

Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.

Loại nghiệp duyên thứ ba – ĐÒI NỢ

Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ của họ, kiếp này họ đến làm con để đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi khôn lớn lại chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.

Loại nghiệp duyên thứ tư – TRẢ NỢ

Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Vậy nên, đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.

(Theo Taman)