Tại sao lại nói : “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, Phật pháp lý giải rằng…
Ai cũng một vài lần trong đời nghe câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng ít ai hiểu cặn kẽ nguồn cơn câu nói tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng lại chứa đựng bài học cuộc sống trong đó.
1. Góc nhìn tâm linh, Phật giáo
Đời cha ăn mặn đời con khát nước, theo luật nhân quả thì ai làm người nấy chịu: cha làm tội, con không thể thay thế được; con làm tội, cha không thể thay thế được. Vậy tại sao thấy có những việc: cha làm con phải chịu liên can, con làm cha phải chịu ảnh hưởng? Đó là vì: Nhân quả nghiệp báo có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.
Bật nghiệp Là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sinh, như mình học nhiều thì mình biết nhiều, mình ăn thì mình no, mình siêng năng thì mình dễ thành công, mình lười thì mình thất bại.
Cộng nghịêp Là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh; cùng sống trong một hoàn cảnh. Đã sinh chung một gia đình, một xứ sở hay một dân tộc, thì cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau. Đó là vì: ” Thông thường Thiêng Liêng hay sắp xếp cho những LINH HỒN cùng tầng bậc, cùng số vốn đức ở với nhau, giống như con người hễ giàu có tiền đức thì ở cùng tầng lớp giàu mà những người nghèo đức thì cũng phải ở cùng với những người nghèo đức”.
Ly giai doi cha an man doi con khat nuoc tu goc nhin Phat giao hinh anh goc
Phật đã từng dạy rằng:
“Điều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.” – Kinh Pháp Cú, Phẩm Tâm (HT Minh Châu dịch).
Nói chung, khi tâm ta ‘hướng chánh’ thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu. Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại, là một điều tự nhiên. Đức Phật không khuyên chúng ta né tránh cái quả. Khi những nghiệp quả xấu của thế hệ trước truyền thừa đến chúng ta, nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận chịu mà không làm gì cả để chuyển hóa thì thế hệ con cháu mình sẽ phải tiếp tục thừa hưởng!
Rõ ràng, nếu chúng ta muốn dứt tuyệt những hệ quả xấu của đời trước để lại, thì mình phải biết hướng tâm đến những cái chân chánh, thiện lành. Chính hành động này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại. Như câu chuyện về người mẹ bị ung thư ngực qua đời; và do di truyền nên ba cô con gái của bà cũng bị ung thư ngực. Tuy nhiên, đứa con gái giữa dứt khoát không chấp nhận định mệnh đã được an bài cho cô ta. Thế là cô ta chăm chỉ học ăn kiêng, thể dục thường xuyên, và thiền tập hằng ngày. Cuối cùng, chứng ung thư ngực của cô hoàn toàn biến mất; và hơn thế nữa, hai đứa con gái của cô, giờ đã trưởng thành, cũng không có triệu chứng bị ung thư ngực như cô khi trước!
Như Phật dạy, chúng ta có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình, nhưng nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo, mình sẽ chọn theo cái cộng nghiệp sẽ đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như cha ông mình đã làm. Như trường hợp người hay nhậu nhẹt thích làm bạn với người thích rượu chè; ngược lại, người muốn tìm hạnh phúc sẽ thích thân gần với người có hạnh phúc. Cũng vậy, những kẻ tiêu cực, chán đời thường thích gần gũi với người thích phê phán, chỉ trích người khác! Muốn chấm dứt cái hậu quả ‘cha ăn mặn, con khát nước’ truyền xuống từ trong gia đình, chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.
2. Góc nhìn tâm lý con người
“Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”, tức là nếu cha ăn mặn, cha làm những việc thiếu phước tổn đức thì bản thân người cha đó là phải khát nước trước đã. Tiếp theo nữa là cuộc đời những người con phải cùng chịu cảnh thiếu thốn khát khao như cha vậy. Chỉ vì một lẽ đơn giản là nếu người cha ăn mặn tức sống không thiện lành thì sẽ dẫn đến nghèo khó, mà nghèo khó thì lấy đâu ra nhiều tiền của để nuôi dưỡng cho con ăn uống dư dã đầy đủ được, nên phải bị đói khát là chuyện thường tình.
Ly giai doi cha an man doi con khat nuoc tu goc nhin Phat giao hinh anh goc
3. Góc nhìn từ giáo dục
Về mặt giáo dục, cha mẹ là một tấm gương để con của họ xác định những giá trị đúng đắn về đạo đức cho bản thân. Làm gương là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ. Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Những kinh nghiệm và những lời khuyên của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới sẽ tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách ở con ngay từ khi còn bé. Vì thế mới nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
Có thể thấy sự ảnh hưởng của cha mẹ tới con cái qua các sự kiện sau:
1. Khi cha mẹ nói dối
Một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất của cha mẹ ảnh hưởng tới con của mình là nói dối. Nói ra sự thật có thể khó khăn hơn một chút, nó có thể khiến người khác buồn nhưng chỉ trong chốc lát. Hậu quả: Nếu không được giáo dục ngay từ bé, ban đầu con của họ có thể chỉ học cách nói những lời nói dối vô hại, nhưng về sau thói quen nói dối sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn nhằm che đậy lỗi của mình.
2. Khi cha mẹ không biết xin lỗi khi sai
Tạ lỗi trước người khác không chỉ là một giá trị đạo đức mà đó còn là nghi thức cơ bản. Khi cha mẹ không dạy con điều này, con của họ sẽ không có thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi làm điều gì đó không đúng. Hậu quả: Con của họ không biết khiêm nhường.
3. Khi cha mẹ không phải là người hữu ích và hào phóng
Việc dạy con trở thành một người có ích và hào phóng sẽ tốt cho cuộc sống và hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ đúng đắn cho con của họ đối với vai trò của mình. Bởi vậy, để con trở thành một người hữu ích và hào phóng với mọi người thì bản thân bố mẹ phải là người trao cho con của họ những giá trị đó ngay từ khi còn nhỏ. Hậu quả của việc cha mẹ không phải là người hào phóng và hữu ích là: Con con của họ sẽ đơn độc trong đời.
4. Khi cha mẹ không thận trọng suy xét
Thận trọng xem xét trước khi đưa ra quyết định nào đó là việc quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần phải dạy con qua lời và hành động. Cha mẹ không chỉ cho chúng những kinh nghiệm cuộc sống thì con của họ không biết cách cách đưa ra quyết định, phải lựa chọn giữa những gì được xem là đúng – sai về mặt xã hội.Hậu quả: Con của họ sẽ không có thói quen đánh giá vấn đề chính xác và đúng đắn nhất, và sẽ phải hối hận vì xử lý hấp tấp, vội vàng.
5. Khi cha mẹ làm tổn thương người khác
Đây là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải dạy cho con của mình. Cho dù là hành động vô ý thì việc khiến ai đó bị tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Vì thế, hãy giải thích cho con hiểu việc làm người khác đau buồn không có gì là tốt đẹp. Hậu quả khi không được dạy bảo điều này là: Khi con của họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ không có người đồng cảm, chia sẻ. Khi con của họ không có lòng trắc ẩn với nỗi đau của người khác sẽ không biết tôn trọng cuộc sống của chính mình và của người khác và sẽ có những hành động sai lầm, ích kỉ, nông nổi.
Theo Lịch ngày tốt