Đức cạn thì Phúc kiệt, muốn hưởng Phúc dài lâu thì cần “tích đức, thủ đức”
Sống ở đời nên lấy chữ Đức làm trọng. Người sống có Đức ắt hưởng Phúc báo và may mắn, muốn phúc dài thì phải năng tích đức.
Người xưa có dạy rằng: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn răn dạy chúng ta làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tâm quan trọng của đức. Có đức, mọi sự mới thành, con người mới thanh thản, may mắn.
Đức là một khái niệm triết học và phổ quát trong các truyền thống đạo học của phương Đông. Lão giáo, Phật giáo và Khổng giáo quan niệm về chữ đức có chút phần khác biệt nhau nhưng đại thể thì có nét tương đồng.
Đức được coi là cái gốc muôn hạnh, cũng là nền tảng để con người lập thân, lập nghiệp. Đức được hiểu là đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, sự thẳng thắn của con người.
Phật có dạy rằng: Cứu một người là phúc đẳng hà sa, cứu một người thì Phúc Đức sẽ tới nhiều như cát sông. Riêng mình, vừa tới tuổi “tri thiên mệnh ” thì vô phúc mắc trọng bệnh. Nhưng nhờ Phúc ấm tổ tiên và bao kiếp tích được Đức nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà khỏe mạnh. Vậy nên, việc nhàn đàm về chữ Phúc của mình hôm nay âu cũng là một cơ duyên tiền định nhằm để cứu người, cứu mệnh…
Trong cuộc sống, Đức biểu hiện trong nhiều khía cạnh. Ở cách con người cư xử với nhau, với công việc, với xã hội. Phàm là những gì được coi là việc thiện, trao đi với mục đích tốt đẹp đều là tích đức.
Mặc dù chữ đức ở trong Phật giáo có vô lượng nghĩa nhưng đều được thiết lập ở trên một nền tảng cơ bản là hoàn thiện nhân cách đạo đức ở mỗi con người. Vì thế, để tu nhân tích đức (cho mình trong hiện tại và cho mai sau hay cho con cháu về sau) theo Phật giáo có nhiều phương thức nhưng khái quát nhất và dễ thực hành nhất chính là tuân thủ năm nguyên tắc đạo đức của Phật tử (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh và không nói dối, không dùng những chất gây nghiện và say sưa) đồng thời học tập, ứng dụng triệt để bài kệ: “Không làm các điều ác; Chuyên làm các việc lành; Giữ tâm ý thanh tịnh;” Đó chính là lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày.