Bài học sâu sắc Phật dạy về kẻ keo kiệt, người có tiền càng phải đọc ngay!

Có một lần khi Đấng Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sâvatthi) thì vào một buổi chiều, đức vua Pasenadi của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) thân hành đến viếng thăm Ngài.

Vua Pasedani tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi sang một bên. Đấng Thế Tôn cất lời hỏi vua Pasedani như sau:

– Này đại vương, ngài mới đến đấy à. Thế lúc trưa này ngài ở đâu?

Vua Pasenadi đáp lại như sau:

– Bạch Thế Tôn, tại thành Xá-vệ này có một người thật giàu có vừa qua đời. Hắn chết mà lại không có con [thừa kế].

Sau khi đem hết của cải của hắn xung vào ngân khố hoàng gia thì tôi đến đây: [của cải của hắn] gồm tám triệu đồng tiền vàng, và số tiền bằng bạc thì nào có đếm xiết được.

Thế nhưng, Bạch Thế Tôn, lúc còn sống thì hằng ngày bữa ăn của người giàu có ấy chỉ gồm có một cái bánh làm bằng đậu khô để ăn kèm với cháo. Quần áo thì vỏn vẹn chỉ có một tấm vải dệt bằng chỉ gai đủ quấn được hơn nửa thân người. Phương tiện di chuyển của hắn là một chiếc xe bò cũ kỹ, nóc lợp bằng rơm.

Ảnh internet

Đức Phật bèn bảo rằng:

– Đúng đấy, này đại vương, cũng có thể xảy ra như thế được. Một người keo kiệt vơ vét được một gia tài kếch xù, không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho riêng mình.

Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho gia đình. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho tôi tớ trong nhà, cho thợ thuyền và những người hầu cận. Hắn không dám tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho bạn hữu và những người cộng sự.

Hắn không dành riêng một phần của cải để cúng dường người tu hành và các vị tu sĩ để mang lại công đức hầu đạt được niềm hạnh phúc thánh thiện và hướng mình [tái sinh] vào cõi thiên nhân.

Ảnh internet

“Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn, bị cuốn trôi vì lũ lụt, hoặc rơi vào tay những người thừa kế chẳng biết yêu quý mình.

Này đại vương, nếu không biết sử dụng của cải một cách thích đáng để mang lại hạnh phúc thì rồi cũng sẽ bị mất đi như thế.

“Này đại vương, đấy cũng chẳng khác gì một cái hồ đầy nước mát, tinh khiết, ngọt lành và trong vắt, thế nhưng lại ở vào một chốn hoang vu, không có ai đến được để uống, hoặc tắm mát, hoặc dùng vào việc này hay việc nọ. Này đại vương, nếu nước không được sử dụng để mang lại hạnh phúc thì cũng sẽ bị thất thoát đi một cách vô ích.

Cũng thế, này đại vương, một người keo kiệt có một gia tài kếch xù không hề biết tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho mình. Hắn không biết tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ […].

Như thế, này đại vương, nếu một gia tài kếch xù không được sử dụng thích đáng để mang lại hạnh phúc thì rồi cũng sẽ bị mất đi như thế.

Phật dạy cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái như thế nào?

“Thế nhưng, này đại vương, nếu đấy là một người có lòng rộng lượng, tích lũy được một gia tài kếch xù, biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho mình.

Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho vợ con. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho tôi tớ trong nhà, cho thợ thuyền và những người hầu cận. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho bạn bè và những người cộng sự. Hắn biết để riêng ra một ít của cải để cúng dường người tu hành và các tu sĩ để mang lại công đức hầu đạt được niềm hạnh phúc thánh thiện và hướng mình [tái sinh] vào cõi thiên nhân.

Ảnh internet

Này đại vương, đấy là cách biết sử dụng gia tài kếch xù của mình một cách thích đáng, không bị vua chúa tịch thu, không bị trộm cắp vơ vét, không bị thiêu hủy vì hỏa hoạn, không bị cuốn trôi vì lũ lụt, không rơi vào tay những kẻ thừa kế không biết yêu thương mình.

“Này đại vương, đấy là cách sử dụng của cải một cách thích đáng, không để bị mất đi mà biết đem ra tiêu xài để mang lại hạnh phúc.

Này đại vương, đấy cũng giống như một cái hồ đầy nước mát, tinh khiết, ngọt lành và trong vắt, ở vào một nơi thuận tiện, cạnh một ngôi làng hay một thị trấn giúp cho mọi người có thể đến uống, tắm mát, hoặc để dùng vào việc này hay việc nọ.

Này đại vương, nếu nước được sử dụng thích đáng thì chẳng những sẽ không thất thoát đi mà lại còn mang lại hạnh phúc.

“Cũng thế, này đại vương, một người có tấm lòng rộng lượng, thu góp được một gia tài kếch xù và biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho mình. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho cha mẹ. Hắn biết đem ra tiêu xài để mang lại niềm hân hoan và thích thú cho gia đình.[…].

Ảnh internet

Phật dạy, muốn đời sau được trở lại làm người thì ngay đời này phải giữ tròn năm điều sau

Này đại vương, sử dụng gia tài kếch xù một cách thích đáng không phải là một sự phí phạm, mà đấy là cách tiêu xài để mang lại hạnh phúc.

Con suối mát nơi chốn hoang vu,

Nào có ai đến được để uống?

Nước tràn đi, phí phạm và vô ích.

Nào có khác gì của cải của một người keo kiệt,

Không biết tiêu xài cho mình, cũng chẳng biết hiến dâng.

Người có tấm lòng rộng lượng,

Thu góp được của cải và ý thức được bổn phận mình,

Sẽ tiêu dùng để nuôi dưỡng mẹ cha và giúp đỡ bạn bè.

Thanh cao, tấm lòng luôn rộng mở,

Khi chết hắn sẽ tìm thấy phúc hạnh nơi cõi thiên nhân.