Lời Phật dạy: Con người làm sao gạt bỏ thói ganh tỵ với người khác
Tính vị kỷ là nguồn gốc của lòng ganh ghét. Khi chưa được giác ngộ đạo Phật, hầu như gần hết con người trên thế gian này đều mắc chứng bệnh ganh ghét, đố kỵ ngoại trừ các vị đại Bồ tát.
Khi gặp một người hơn mình trên nhiều phương diện như sắc đẹp, tiền tài,hạnh phúc hay cả năng lực, như một lẽ hiển nhiên hạt giống gạnh ty trỗi dậy.
Điều này biểu hiện qua nhiều cấp độ, thấp nhất là khẩu nghiệp, nói điều sai quấy, đặt chuyện về người khác.
Nặng hơn nữa là biến thành oán khí, sân hận, dẫn đến những hành động gây tổn hại tới người khác, đánh mất chính mình.
Vậy làm sao để gạt bỏ đi sự ganh tỵ với người khác?
Gạt bỏ đố kỵ để hạnh phúc
Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố kỵ sẽ khổ sở dai dẳng trong lòng”.
Do đó, “người tháo chuông” không ai khác chính là “người buộc chuông”. Trong trường hợp này, chỉ có bạn mới giúp được bạn, mới khiến bản thân hạnh phúc hơn, an yên hơn, thanh tịnh hơn và thấy đời đẹp hơn.
Học cách hài lòng với những gì mình có
Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.
Trong cuộc đời vô thường này,hạnh phúc đôi khi có giá trị ít hay nhiều là do bản thân tự cảm nhận.
Bạn phải hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà mình lại là con của bố mẹ mình, mình lại tên này, lại được sống ở đây, được yêu thương và cho đi yêu thương. Tất cả, đều là duyên phận, đều có căn cơ.
Hài lòng với những gì mình đang có, không chỉ giúp bạn giảm bớt ganh tỵ, đố kỵ mà còn mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về cuộc đời, về kiếp người, để từ đó sống tốt hơn, cái tâm trong sáng hơn, nuôi dưỡng nhiều hơn những hạt giống tích cực, để mỗi giây phút trong cuộc đời luôn tuyệt vời và đầy ý nghĩa.
Yêu chính mình
Yếu tố chính mà bạn cần phải nhận thức được rằng bạn là quan trọng nhất đối với chính mình. Điều đó không có nghĩa là ích kỷ, nhưng bạn nên hiểu và chấp nhận những gì bạn đang có. Bạn không nên ghen tỵ vì những điều người khác có mà bạn không có.
Thay vào đó, chấp nhận để được hạnh phúc với những gì bạn có. Bạn phải trân trọng và yêu chính mình.
Bạn nên tự động viên bản thân cố gắng hơn thay vì ghen tị hay suy nghĩ tiêu cực khi các bạn cùng lớp đạt thành tích tốt hơn bạn.
Làm những việc khác
Khi bạn đang ghen tị với ai đó, bạn không ngừng suy nghĩ và tự làm khổ mình. Bạn cần phải thoát ra khỏi suy nghĩ đó vì càng suy nghĩ chỉ làm bạn càng ghen tị hơn mà thôi.
Thay vào đó, nên dành thời gian của bạn để làm việc khác hoặc những hoạt động giải trí mà bạn yêu thích.
Vượt qua lòng ganh tỵ
Ganh tỵ cũng là cách nhanh nhất phá hoại bồ đề tâm, những thiện nghiệp công đức đã gây dựng đều bị mất, trong khi đó tâm tình lúc nào cũng bồn chồn, không thoải mái, không yên ổn, nguy hại tới sức khỏe
Khi thấy tâm đố kỵ nảy sinh trong lòng, hãy nhìn vào trong gương, hẳn ta sẽ thấy ta giống một con ác quỷ xấu xí, hãy tập trung suy ngẫm, tu tập và thay đổi, ta sẽ vượt qua được sân hận, thoát được cái tâm đố kỵ, tâm hồn thanh thản hơn, an lạc hơn.Cuộc sống ở cõi giả tạm này vì thế mà sẽ trở nên ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.