Rớt nước mắt với cuộc sống của bé gái 4 tuổi sống nhờ b.ăng v.ệ s.inh và b.a.o c.ao s.u: Đồ uống ưa thích của con là nước muối sinh lý vì….
Hôm nay lang thang trên mạng, em có đọc được 1 bài báo rất cảm động về cháu Đoàn Thùy Dương ở Hà Nội. Cháu bị dị tật từ khi còn trọng bụng mẹ nên dù đã 4 tuổi rồi cháu vẫn không đi lại được mà phải bò. 4 năm qua cháu sống sót được là nhờ những mảnh băng vệ sinh, những chiếc bao cao su bịt lấy vùng ruột hở trên bụng.
Nhìn gương mặt lanh lợi với nước da trắng xanh, cặp mắt đen láy luôn ngước nhìn mọi người, nhìn cuộc đời với một vẻ ngơ ngác của cháu mà em muốn rớt nước mắt. Cháu không đi được, cơ thể khiếm khuyết, không thể sống như 1 đứa trẻ bình thường nhưng cháu vẫn luôn vui cười hồn nhiên và rất ngoan ngoãn.
Bé Đoàn Thùy Dương là con gái đầu lòng của chị Hoàng Thị Minh Hướng cùng anh Đoàn Mạnh Lâm. Hai người kết hôn khi tuổi đã cao. Năm mang thai Dương, chị Hướng đã 39 tuổi. Khi đi siêu âm, các bác sĩ đã phát hiện dị tật ở chân nhưng đều khuyên chị nên giữ lại cái thai trong bụng vì với tuổi tác cao như vậy, việc sinh con càng lúc càng gặp nhiều khó khăn.
Vậy mà, khi cháu chào đời, ngoài dị tật ở chân, cháu còn bị nhiều dị tật khác nữa. Cháu bị viêm dính cột sống thắt lưng, thiểu sản xương cùng cụt, cứng đa khớp, teo cơ chi dưới, bàn chân trái vẹo, không có hậu môn, rò trực tràng tiền đình… một loạt những chứng bệnh mà chỉ nghe tên đã thấy bùng nhùng.
Vì thế, đến giờ 4 tuổi mà cháu vẫn không thể tự đi tự đứng, di chuyển bằng cách bò khom lưng hoặc vịn vào tường, bàn ghế đứng một tí rồi thôi.
Thương con, nhưng bố mẹ cháu chỉ biết cố gắng giúp con bằng tình yêu và cố gắng làm lụng để có tiền chữa trị đến đâu hay đến đấy. Anh chị cho biết, khi Dương 5 tháng tuổi đã cho cháu đi mổ hậu môn nhân tạo. Nhưng cháu bị rò trực tràng tiền đình, nên đường niệu và đường tiêu hóa lẫn vào nhau, khiến bé bị viêm loét vùng tầng sinh môn.
Mới đây, các bác sĩ phải phẫu thuật đưa đầu ruột già lên thành bụng, khoét thành một lỗ giả để cháu tiện trong vấn đề vệ sinh, nhưng việc chăm sóc khá phức tạp.
Buồn vì con lớn là một nhẽ, khi anh chị sinh bé thứ hai, cháu Phương cũng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, cực kỳ nhạy cảm với môi trường, hay như mẹ bé bảo, hở ra là ốm. Dương thương em lắm, thỉnh thoảng đến chơi với em, em ngủ còn vuốt vuốt, xoa xoa ở chân em.
Sau khi sinh hai con, chị Hướng nghỉ hẳn việc, ở nhà để chăm sóc con. Lao động chính trong gia đình là anh Lâm với nghề chở đá thuê, mỗi ngày thu nhập cũng chỉ 200.000 đồng. Có những hôm cả hai bé đi viện, anh nghỉ làm, chị tất tả một nách hai con, cạn tiền, cả nhà ăn mì gói cho qua bữa.
Dẫu vậy, chị Hướng bảo, chị chưa bao giờ hối hận vì đã sinh con ra. Anh Lâm cũng yêu con hết mực, tự tay chăm con mỗi khi đi làm về.
Căn phòng nhỏ hơn 10m2 của anh chị chẳng bao giờ thơm tho, vì cái bụng “có lỗ” của cháu Dương không kín. “Nước, dịch và phân của cháu cứ chảy ra từ bụng, tôi nghĩ ra cách cắt băng vệ sinh ra, khoét lỗ để không chạm vào phần ruột, rồi buộc vào bằng bao cao su.
Mỗi ngày cháu phải dùng hết gần 20 chiếc băng vệ sinh và bao cao su. Tôi cũng biết đấy không phải dụng cụ y tế, nhưng cũng đành chịu”, anh Lâm ngậm ngùi.
Còn Dương, con bé 4 tuổi vẫn hồn nhiên đến lạ. Dương không được đi học, nên chẳng có ai mà so sánh, mà biết mình khác biệt. Cháu chỉ biết, mỗi lần bụng phát ra tiếng ột ột như ai đó “xì hơi”, đó là lúc phải thay băng, và Dương lại khúc khích cười, chủ động lên giường nằm xuống để bố mẹ vệ sinh cho.
Đồ uống ưa thích của Dương… nước muối sinh lý. Từ nhỏ bố cháu đã cho cháu uống để tránh viêm họng và bệnh đường ruột. Đối với Dương nước muối ngon lành như thể đó là món hảo hạng trên đời. Bố cháu bảo cháu thường vừa uống vừa cười, có nhiều khi hứng chí còn hát.
Dù bệnh tật nhưng Dương rất lém lỉnh, đáng yêu và hiếu động. Dương tự học và đọc được hết bảng chữ cái rồi, đọc được số cũng từ 1 đến 50, mà cứ lọ mọ học một mình, cần gì thì hỏi bố mẹ chứ anh chị không chủ động dạy. Cháu còn nghe bài hát chỉ vài lần đã thuộc và hát lại theo.
Dương rất muốn đi học nhưng cháu cần được chăm sóc đặc biệt, nên bố mẹ không thể cho cháu đến trường. Anh Lâm chỉ còn cách tranh thủ thời gian rảnh để đẩy xe cho cháu ra trường mẫu giáo ngay gần nhà để con được vui.
Giờ đây, bố mẹ Dương cũng chỉ mong một ngày, Dương sẽ bình phục dần, cái bụng không còn lỗ thủng nữa, em không phải gắn với những chiếc băng vệ sinh, bao cao su nữa, mà được cầm sách vở, được đi học thật, để anh chị mỗi ngày được nghe tiếng reo vui, nghe con kể chuyện ở trường…
Theo WTT