Muốn học được chữ nhẫn, nên khắc cốt ghi tâm những điều này
Đầu tiên, nếu có người xúc phạm, chỉ trích, đánh bạn, lúc đó bạn suy nghĩ một chút, nhìn xem kết cục của người này thế nào?
Nếu đó là một người tiểu nhân, vì hành động của một tiểu nhân mà bản thân cáu giận, và chửi bới, đánh lại họ, như vậy chẳng phải bạn cũng giống họ hay sao? Nếu người đó là quân tử khiển trách ta, thì chắc chắn là do sai lầm của chúng ta mà ra, nên xem xét lại mình.
Sau suy nghĩ, nếu thực sự thấy mình có khiếm khuyết, nên sửa lại khuyết điểm, thay đổi bản thân; nếu bản thân không tìm thấy lỗi, có thể bị người khác hãm hại cần đề cao cảnh giác. Khi nghĩ như vậy, bất luận trải qua việc gì thì người đó cũng không nổi giận!
Thứ hai, người hung hăng thì làm nhiều người ghét, muốn bức hại. Khi gặp đả kích đừng nên nóng vội, dùng lý trí để phân tích, xem việc anh ta làm là do cố ý hoặc vô tình? Nếu vì bản thân anh ta có phiền muộn, làm ảnh hưởng đến công việc, vậy tại sao ta lại quở trách anh ta? Không những không trấn định được anh ta mà còn làm tăng sự phiền muộn, khiến cho anh ta bị áp lực.
Một nhà sư có nói, “Việc ngoài ý muốn xảy ra hay phiền não đến, người có đầu óc sẽ quan sát tỉ mỉ mọi việc, tìm cách giải quyết chứ không nóng giận, những điều tốt đẹp sẽ đến với họ”. Con người bị phiền muộn khống chế, bị phiền muộn làm cho xao động. Nếu như suy nghĩ thấu đáo, có thể hóa giải phiền muộn, tức giận thành hư không!
Thứ ba, nói chung người ta thường phiền muộn, nóng giận, sỉ nhục người khác vì hai nguyên nhân:
• Vì tính cách của bản thân họ
• Do khách quan gây ra
Chúng ta nên quan sát nguyên nhân của việc người gây ra bất lợi cho ta để học cách nhẫn nại. Nếu do bản tính của họ như vậy, thì hà cớ gì nổi giận với họ? Nếu không phải là bản tính, mà là việc khách quan tạo ra thì càng không nên cáu giận, giống như trời quang bị mây đen che lấp, chẳng mấy chốc tan biến đi.
Những người này không ý thức được họ đang bị sự ngu muội che mắt, trở thành người tội nghiệp! Không muốn trở thành người tội nghiệp, hãy bắt đầu từ “không nổi giận”.
Thứ tư, người bị xúc phạm, bị đánh đập, bị tổn hại thì trong lòng họ rất đau đớn. Khi tìm hiểu, sẽ phát hiện ra, mọi sự thống khổ không phải từ bên ngoài gây ra mà bởi chính bản thân ta tạo ra.
Vì chính họ trong quá khứ đã trải qua nhiều việc ngoài ý muốn, khó tránh được bị tổn thương.Vậy khi đối mặt với việc nào đó chúng ta nên dũng cảm đối mặt, thừa nhận. Một người mà không dám đối mặt thừa nhận chỉ biết oán trời trách đất, nổi giận, cáu gắt, thì người đó không có chút khí phách nào!
Thứ năm, còn có một cách tốt hơn trị “sự nóng giận”, chính là đặt bản thân mình vào vị trí của người đó lúc ấy. Con người tồn tại ở giữa trời đất này, phải liên kết với nhau, không ai có hể tồn tại độc lập, mọi thứ chúng ta cần đều từ mối quan hệ này mà có được, chúng ta được nhận nhiều ân huệ từ người khác.
Đối với người cho ta ân huệ hà cớ gì vì một việc nhỏ mà nóng giận với họ, đây chẳng phải lấy oán báo ơn sao! Hãy thử nghĩ, hồi nhỏ người trách mắng ta, không phải là cha mẹ của ta sao? Cha mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ ta, vất vả vô cùng, ân đức của bố mẹ ta còn chưa báo đáp hết, bây giời lại lấy oán trả ơn. Nghĩ như vậy thì tự khắc nóng giận tan, là cách rèn luyện sự nhẫn nại rất hiệu quả.
Theo Tĩnh tâm