Phật dạy: Duyên phận vợ chồng là tiền định từ kiếp trước…khó lòng thay đổi
Về vấn đề chọn lựa nhân duyên, nhiều người lại tin vào phước phần của mỗi con người. Người đời hay có câu: Vạn sự tùy duyên. Nhưng thế nào là tùy duyên và hiểu duyên nợ giữa người và người nói chung, duyên nợ vợ chồng, duyên nợ yêu nhau….như thế nào để thấu được chữ nhân duyên trong cõi đời thật không phải dễ dàng.
Cùng theo những lời dạy của Phật, chúng ta sẽ tìm hiểu về chữ nhân duyên cũng như làm thế nào để duyên gắn kết thành nợ và tạo dựng được những mối gắn kết bền lâu nhất .
Duyên là cớ gặp gỡ, nợ là gắn kết bền lâu. Trong cõi vô thường này, mỗi người chúng ta tồn tại chỉ như khói như sương. Đời người mỏng manh mà vũ trụ thì tận cùng, chính bởi vậy mà mỗi người nên tự tìm cho mình những an lạc bình yên để có thể sống trọn được kiếp người. Tình yêu và duyên nợ vợ chồng chính là một trong những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mà mỗi người nên chiêm nghiệm. Trong dòng chảy luân hồi của cuộc đời, ta gặp biết bao người, cũng đều cho duyên nghiệp mà ra cả, tin không?
Tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng hạnh phúc, có những cặp vợ chồngsống với nhau rất hòa thuận, lại có những cặp vợ chồng đối xử với nhau lạnh nhạt, thậm chí người này còn oán hận với người kia. Có những người vợ không ngừng than vãn, oán trách số phận rằng tại sao lại để mình lấy một người chồng vô dụng, hèn kém như vậy….
Bị ép gả những có cuộc sống viên mãn
Mọi người thường xuyên nghe được câu: “Nhân duyên ông trời đã định trước” hoặc là “Nhân duyên mà cưỡng cầu sẽ không được trọn vẹn”. Nhưng mà có một số cặp vợ chồng là do cưỡng cầu mà đến được với nhau, sau đó sống với nhau hạnh phúc. Vậy, phải giải thích sao? Phải chăng là ẩn sâu bên trong đều là có sự an bài?
Thời kỳ làm tể tướng ở Vũ Châu, Cát Húc đã từng cưỡng cầu mà có được nhân duyên. Nhưng mà người chủ đạo “cưỡng cầu” mối nhân duyên này không phải là Cát Húc mà là cha của ông là Cát Mậu. Cô gái mà vốn được gả cho Cát Húc đã thay đổi. Vì cô gái không tình nguyện nên em gái của cô đã ra mặt thay thế.
Câu chuyện cụ thể như sau:
Vào triều đại nhà Đường, có một ông lão tên là Cát Mậu người Ký Châu muốn con trai là Cát Húc cưới được con gái Thôi Kính ở huyện Nam Cung làm vợ. Nhưng Thôi Kính không đồng ý.
Cát Mậu cậy thế, dựa vào sai sót của nhà họ Thôi mà ép Thôi Kính phải đồng ý việc hôn sự này. Vì quá sợ hãi, cuối cùng Thôi Kính đành phải đồng ý.
Cát Mậu thuận theo ý gia đình họ Thôi, mang sính lễ và xe hoa đến trước cửa nhà họ. Vợ của Thôi Kính là Trịnh Thị không biết rõ sự tình ngay từ đầu nên khi biết chuyện đã ôm con gái gào khóc. Bà nói: “Dòng dõi gia đình nhà chúng ta thấp kém, cũng chưa từng có con rể họ Cát…”
Người con gái lớn của Thôi Kính nghe mẹ khóc như vậy, vẫn kiên trì nằm trên giường mà không chịu đứng dậy.
Người con gái út thấy vậy liền nói với mẹ: “Cha mẹ hôm nay có nguy nan, con cái cần phải xả thân giải nguy, cho dù có phải làm nô tì cũng không thể chối từ. Gia đình chúng là cũng là danh môn vọng tộc, có gì đáng phải xấu hổ đâu? Nếu như chị ấy không đồng ý, con xin tự nguyện thay thế.”Cô con gái út vừa nói xong liền bước lên kiệu hoa và rời đi về nhà họ Cát.
Cát Húc sau đó được lên chức bình chương sự (tể tướng), người vợ hiền của ông thông minh, hiểu biết lễ tiết. Mỗi khi nhắc đến vợ chồng họ, mọi người đều hết lời khen ngợi.
Sự chọn lựa của mỗi người, chính là xuất phát từ lí trí mà ra. Nói thế có nghĩa là, chúng ta có tiền duyên với nhau, nhưng chính ở kiếp này tiền duyên đó có được gắn kết thành một chữ nợ bền lâu hay không chính là nhờ ở chính chúng ta. Trong hơn 7 tỉ người trên hành tinh này, có một người sẽ cùng chúng ta gắn kết cả đời, sinh con đẻ cái, hưởng vinh nhục, sẻ buồn vui, đó hiển nhiên là một trong những phúc phần mà tạo hóa đã ban cho con người, nhìn nhận và bồi dưỡng thế nào để chữ nợ đó thực sự mang đến cho chúng ta niềm an lạc trong cuộc sống mới chính là những gì mà mỗi chúng ta cần học hỏi suốt đời.
Theo Khoevadep