5 Điều hạnh phúc nhất mà đạo phật mang đến
Đạo Phật là đạo khoa học, là con đường mang đến sự hạnh phúc mà chúng ta sẽ đón nhận được khi đi trên bước đường của Đức Phật chỉ dạy
Tôn giáo là một chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của con người. Tôn giáo có thể cảm hóa một người làm ác hướng đến việc thiện, đưa một con người tuyệt vọng có được sự hy vọng. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo với những quan điểm khác nhau. Nhưng chỉ có Phật Giáo được quốc tế công nhận là tôn giáo hòa bình, hạnh phúc nhất. Đến với Phật giáo, thấm nhuần lời dạy của Đức Phật sẽ giúp bạn cảm nhận được 5 điều hạnh phúc nhất mà đạo Phật sẽ mang lại
1. Sự bình đẳng
Sinh ra trong thời đại giai cấp phân chia rõ ràng, Đức Phật đã tuyên bố “Không có một tầng lớp, một giai cấp nào khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng vị mặn”. Đạo Phật tôn trọng bình đẳng nghĩa là tôn trọng giá trị tuyệt đối của con người. Chính sự bình đẳng là cách để đạo Phật đến gần với mọi tầng lớp trong xã hội và đem ánh sáng đạo mầu để xóa đi những khổ đau của con người. Sự bình đẳng này cũng giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận đạo Phật, thấm nhuần chân lý sâu xa và con đường hướng thiện theo lời dạy của bậc giác ngộ
Đức Phật nói không có một sự ràng buộc nào về giai cấp khiến chúng ta không thể đến với Phật Pháp. Sự bình đẳng ấy như là một cánh cửa để bước vào sự hạnh phúc đích thực giúp ta tìm lại chính mình và tự do làm những điều mình muốn trong ánh sáng từ bi.
Có thể nói, khi Đức Phật tôn lên giá trị bình đẳng của con người, của giai cấp giúp chúng ta không có một sự ràng buộc nào để đến với Phật Pháp và làm cho chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống. Người phụ nữ cũng có thể xuất gia, kẻ nghèo hèn, người độc ác cũng có thể quay đầu hướng thiện.
Sự bình đẳng ấy như là một cánh cửa để bước vào sự hạnh phúc đích thực, đó là tìm lại chính mình và tự do làm những điều mình muốn trong ánh sáng từ bi.
2. Thoát khỏi vô minh bằng trí tuệ
Đức Phật nói “Cuộc đời là bể khổ”, tham ái là nguyên nhân của cái khổ. Nhiều người vẫn cho rằng đạo Phật làm con người trở nên bi quan. Nhưng đó là do họ không nhận diện cái khổ đang tồn tại xung quanh và chấp nhận điều đó. Hơn 2.500 năm tồn tại thế gian, đạo Phật đã giữ được giá trị của một tôn giáo chân chính là nhờ vào những sự thật mà bằng nhãn quang, Đức Bổn Sư đã thấy được, từ đó có cách chuyển hóa cũng như tạo một lối sống đúng đắn.
Phật dạy khi ta nhận diện được sự thật là hạnh phúc lớn lao thì ta sẽ có hướng sống tốt, biết đón nhận những điều trái ý nghịch lòng và chuyển hóa chúng theo đúng chánh pháp.
Đến với đạo Phật, bạn sẽ thấy đạo Phật là triết lý khoa học không phải một triết lý của thần quyền, áp đặt. Những gì trong kinh điển dần đang được chứng minh bằng sự phát triển của khoa học. Ăn chay, ngồi thiền là những pháp môn tu tiêu biểu của đạo Phật đã được thế giới công nhận giá trị về lợi ích sức khỏe và tinh thần.
Quy luật vô thường của vũ trụ đã được chúng ta tận mắt chứng kiến bằng sự biến mất rồi khởi sanh của vạn vật. Luật nhân quả đã được thấu rõ bằng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống mỗi con người. Nhận diện được sự thật là hạnh phúc lớn lao để bạn có hướng sống tốt, biết đón nhận những điều trái ý nghịch lòng và chuyển hóa chúng theo đúng chánh pháp.
3. Tự tin ở chính mình
Đức Phật không cho rằng Người là Thượng Đế, có đầy đủ quyền năng để ban phước giáng họa cho con người mà chỉ là một vị đạo sư, bằng trí tuệ sáng suốt sẽ dẫn dắt cho con người thoát khỏi sự khổ đau của thế gian và sự luân hồi. “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Đó là câu nói khẳng định rằng khả năng của con người có thể làm được những điều vĩ đại nhất. Chứ không phải là con người chúng ta phải được chăn dắt bởi các vị thần thánh
Đạo Phật dạy tự tin là chìa khóa để vượt qua mọi thử thách, để mở những cánh cửa của ước mơ, hi vọng và cho chúng ta lòng tự tin ở bản thân và không có gì làm trở ngại
Từ đó, chúng ta tự tin hơn ở bản thân mình trên đường đạo lẫn đường đời. Trên con đường tu học cũng như cuộc sống, nếu chúng ta có lý tưởng và sự phấn đấu đúng hướng sẽ đi đến thành công. Bất kể chúng ta là người như thế nào trẻ già, trai gái, sang, giàu,… bởi con người sinh ra không ai giống ai vì thế cũng không có ai hơn ai cả.
Đạo Phật đã dạy cho chúng ta lòng tự tin ở bản thân và không có gì làm trở ngại. Tự tin là chìa khóa để vượt qua mọi thử thách, để mở những cánh cửa của ước mơ, hi vọng. Khi đạt được những gì như ý nguyện, đó là chúng ta đã chạm vào sự hạnh phúc.
4. Hoàn thiện nhân cách
Có một vị Tỳ Kheo hỏi Đức Phật “Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, chúng con biết nương tựa đâu mà tu học”. Đức Phật bảo rằng “ Hãy lấy giới luật làm thầy của các ông”. Giới luật trong đạo Phật được xem là kim chỉ nan không chỉ giúp người tu hành đạt đạo và đi đúng hướng mà còn giúp người đời hoàn thiện nhân cách sống để hưởng được sự an vui trong hiện tại. Chẳng hạn 5 giới trong đạo Phật vừa có giá trị trên đường học đạo, vừa có giá trị trong đời sống thế gian.
5 giới trong đạo Phật được xem là kim chỉ nan không chỉ giúp người tu hành đạt đạo và đi đúng hướng mà còn giúp người đời hoàn thiện nhân cách sống để hưởng được sự an vui trong hiện tại.
5 giới trong đạo Phật là hàng rào để bảo vệ chúng ta không vướng phải những tội nghiệp trong sự luân hồi, để hướng chúng ta có một nơi tái sinh tốt đẹp và hưởng được phước báo. 5 giới trong đạo Phật còn giúp chúng ta thoát khỏi vòng lao lý của xã hội
Không sát sanh: không giết người và sát hại loài vật
Không trộm cắp: cướp giật tài sản của người khác
Không tà dâm: ngoại tình gây ra tan vỡ gia đình
Không nói dối: nói những điều ngang trái gây đâu khổ người khác
Không uống rượu: rượu là si mê và mất kiểm soát đưa đến những hành động sai trái, nóng giận
5. Con đường đi đúng đắn
Giữa vô vàn sự cám dỗ của cuộc sống, Bát Chánh Đạo của Đức Phật là phương pháp đúng đắn để chúng ta không bị lầm đường lạc lối và bị cuốn hút vào vòng quay hối hả của cuộc sống mà làm mất đi bản thân mình. Bát chánh đạo chính là:
Bát chánh đạo gồm 8 phương tiện vi diệu sau:
Chánh kiến: là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ
Chánh tư duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
Chánh ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
Chánh nghiệp: Nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh: Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài; Hành động có thận trọng không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh giá và địa vị của kẻ khác.
Chánh mạng: nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng, không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác
Chánh tinh tấn: luôn nỗ lực, siêng năng và cố gắng cho mục tiêu, lý tưởng mình đưa ra
Chánh niệm: Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai: thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đỡ họ…
Chánh định: Là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người
Khi được tự tại trong cuộc sống, bằng trí tuệ siêu việt từ giáo Pháp của Đức Phật thì chúng ta sẽ nhận ngay 5 điều hạnh phúc nhất mà đạo Phật mang lại. Hạnh phúc cho nhân loại, đó là sứ mạng mà đạo Phật muốn hướng đến
(Theo Blog Phật Giáo)