Những vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp
Mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ, tương ứng với từng năm sinh mà đức Phật độ mệnh cho mỗi người lại khác nhau. Vậy bạn đã biết Phật bản mệnh của từng con giáp là ai chưa?
“Pháp uyển châu lâm” có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích, nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”
Tùy theo năm sinh mà ta phân định con giáp nào được Phật nào độ mệnh. Phật bản mệnh không thay đổi theo năm. Theo quan niệm dân gian, Phật bản mệnh sẽ bảo hộ cho bạn được bình an, cuộc sống thuận buồm xuôi gió.
Bạn nên biết Phật bản mệnh của mình là ai, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này của bạn. Đơn giản như khi đi chùa cầu an lễ Phật, ta biết hướng về ai kêu cầu, ước nguyện. Phật không phân sang hèn, không phân già trẻ, chỉ cần bạn thành tâm cầu khấn thì mỗi đức Phật đều có công đức vô lượng, có thể bảo hộ cho ta vượt mọi khó khăn. Bày tượng Phật bản mệnh hoặc đeo vòng có mặt hình tượng Phật bản mệnh, bạn sẽ có được bình an, may mắn và hạnh phúc như ý.
Phật bản mệnh được phân định theo tuổi (con giáp) như sau:
- Tuổi Tý: Quan âm nghìn mắt nghìn tay
- Tuổi Sửu, Tuổi Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát
- Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát
- Tuổi Thìn, Tuổi Tị: Phổ Hiền Bồ Tát
- Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát
- Tuổi Mùi, Tuổi Thân: Đại Nhật Như Lai
- Tuổi Dâu: Bất Động Tôn Bồ Tát
- Tuổi Tuất, Tuổi Hợi: Phật A di đà
1. Tuổi Tý: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Người sinh năm Tý có Phật độ mệnh là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, biểu trưng cho đại từ đại bi. Ngài sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật. Khi vận may của bạn tìm đến, Ngài sẽ góp sức để vận thế của bạn thêm huy hoàng, xán lạn. Ngược lại, nếu bạn đang gặp vận rủi, Ngài sẽ giúp bạn hóa giải khó khăn, vượt qua hoạn nạn một cách để cuộc sống bình an, hạnh phúc và may mắn.
Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay là một trong tứ đại Bồ Tát. Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và Đại Thế Chí Bồ Tát là người phò trợ truyền bá Thánh pháp cho Phật A di đà. Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cùng với Phật A di đà và Đại Thế Chí Bồ Tát hợp thành “Tây phương Tam Thánh”.
Điển tích Phật giáo có ghi chép lại, nghìn tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay dùng để cứu hộ chúng sinh, còn nghìn mắt để dõi khắp nhân gian. Sau thời nhà Đường ở Trung Quốc, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay dần dần được rất nhiều chùa chiền thờ phụng. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thường lấy 42 cánh tay tượng trưng cho nghìn tay, trên mỗi cánh tay đều có một mắt.
2. Tuổi Sửu, tuổi Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát
Người sinh năm Sửu, năm Dần có Phật độ mệnh là Hư Không Tạng Bồ Tát, đại diện cho sự thành thực và sung túc. Bất hư bất không là Thần Tài của Phật giới, khi bạn mang theo mình mặt ngọc Hư Không Tạng Bồ Tát, ngài sẽ giúp bạn mở lối thoát nguy nan, tránh hao tài phá của, vận thế tài lộc tăng tiến không ngừng, lại càng thêm sinh tài tụ lộc, được Bát Phương quý nhân tương trợ, đánh đuổi tiểu nhân, tiền tài vượng phát.
Chữ “nghìn” trong Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thể hiện sự vô lượng và viên mãn, nghìn tay từ bi dang rộng cứu giúp chúng sinh, nghìn mắt trí tuệ soi thấu khắp cõi trần gian. Theo “Kinh Đà la ni”: Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay phổ độ chúng sinh, thỏa mãn mọi ước nguyện, giúp dân chúng sống đời an lạc.
Ngày Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đản sinh: ngày 19 tháng 2 âm lịch.
Tên phiên âm theo tiếng Phạn của Hư Không Tạng Bồ Tát là Akasagarbha, mật danh là Khố Tạng Kim Cương. Hư Không Tạng Bồ Tát là Đệ nhất phù thần của Tam Thế Chư Phật, công đức khắp hư không, thông tuệ mọi điều trên thế gian này, có tâm nhẫn nhịn tựa kim cương, ý chí kiên cường như gió lớn, đẩy lùi mọi cám dỗ trên đời. Đọc thông “Hư Không Tạng chú” có thể giữ tâm kiên định, tăng cường trí nhớ, thúc đẩy chí tiến thủ.
Hư Không Tạng Bồ Tát có sức mạnh ban tạng niềm vui và tài lộc. “Tạng” thể hiện phúc đức trí tuệ vô biên, “Hư Không” thể hiện sự rộng lớn khôn cùng, “Đại phương đẳng đại tập kinh” có chỉ rõ: Hư Không Tạng tựa như phú ông, chúng sinh đói khổ chỉ cần đến trước mặt Bồ Tát kêu cầu là được cứu tế. Vì thế mà Hư Không Tạng Bồ Tát còn được biết đến là vị Bồ Tát coi cứu độ chúng sinh là niềm vui.
3. Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát
Người sinh năm Mão có Phật độ mệnh là Văn Thù Bồ Tát, biểu trưng của đại trí tuệ, có thể thắp lên ánh sáng tinh thần, khai sáng tư duy, tăng cao ngộ tính. Ngài giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.
Danh xưng theo âm tiếng Phạn của Văn Thù Bồ Tát là Manjusri, hay còn gọi là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. “Đại Nhật kinh” ghi rằng: Diệu Cát Tường, Văn Thù hay Mạn Thù đều mang nghĩa chỉ điều kì diệu, còn Sư Lợi hay Thất Lợi có nghĩa là phúc đức hay cát tường, gọi đơn giản là Văn Thù.
Văn Thù Bồ Tát là thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là đại đệ tử của Đức Phật. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Văn Thù Bồ Tát là bậc đại trí dùng trí tuệ dẫn đường chúng sinh, tài năng đức độ đứng đầu trong các vị Bồ Tát, là biểu trưng cho trí tuệ.
Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử, đại diện cho trí tuệ, mặc đồ màu tím vàng như Đồng tử, đỉnh đầu có 5 xoáy, tóc búi cao. Tay phải cầm Kim cương bảo kiếm (tượng trưng cho sự sắc bén của trí tuệ), có thể chém ma trừ tà, chặt đứt mọi nỗi muộn phiền. Tay phải cầm búp sen xanh, trong búp hoa có cuốn kinh Kim cương, tượng trưng cho trí tuệ vô thượng, cưỡi trên lưng sư tử (biểu trưng cho sức mạnh của trí tuệ).
Ngày Văn Thù Bồ Tát đản sinh: ngày 4 tháng 4 âm lịch.
4. Tuổi Thìn, tuổi Tị: Phổ Hiền Bồ Tát
Người sinh năm Thìn, năm Tị có Phật độ mệnh là Phổ Hiền Bồ Tát, đại diện cho lý trí, đức độ và đại hành nguyện. Ngài sẽ đi theo phù hộ cho người tuổi Thìn, tuổi Tị hoàn thành ước nguyện, trừ bỏ tiểu nhân, tăng thêm khí thế, quyền uy của người lãnh đạo, giúp bạn cầu được ước thấy, hạnh phúc mỹ mãn.
Tên tiếng Phạn của Phổ Hiền Bồ Tát là Samantabhadra. Phổ Hiền Bồ Tát đi theo phù trợ, truyền bá Phật giáo cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng với Văn Thù Bồ Tát hợp thành “Hoa Nghiêm Tam Thánh”.
Phổ Hiền Bồ Tát có lời nguyện rằng: “Phổ hiền hành nguyện uy thần lực, phổ hiện nhất thiết như lai tiền”. Phổ Hiền Bồ Tát truyền bá Phật pháp thập phương công đức vô lượng, còn tu hành đạo hạnh vô thượng, có thể độ vô biên hữu tình, dùng trí tuệ để thỏa nguyện chúng sinh, giúp muôn dân biết đến đạo Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát hành thiện vô số, phân thân trong tích tắc, tùy duyên giáo hóa chúng sinh. Dân gian còn gọi Ngài là Thập Đại Nguyện Vương, “Pháp Hoa kinh” ghi rằng: chỉ cần thành tâm tín phật là Phổ Hiền Bồ Tát cùng chư đại Bồ Tát sẽ cùng hiện thân bảo hộ, giúp cho thân tâm đều được an yên, xóa bỏ mọi ưu phiền, chẳng lo yêu ma quấy phá.
“Phổ Hiền diên mệnh kinh kí” nói rằng: Phổ Hiền Bồ Tát có sức mạnh vô cùng, có khả năng kéo dài tuổi thọ. Ngài là đại diện cho lễ đức và hành thiện, tượng trưng cho chân lý. Ngài dùng trí tuệ dẫn lối chúng sinh, dùng hành động để làm gương cho muôn dân, hoàn thành những ước nguyện của người cầu Phật, còn được dân chúng tôn làm “Đại hành Phổ Hiền Bồ Tát”.
Ngày Phổ Hiền Bồ Tát đản sinh: ngày 21 tháng 2 âm lịch.
5. Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát
Người sinh năm Ngọ có Phật độ mệnh là Đại Thế Chí Bồ Tát, ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.
Đại Thế Chí Bồ Tát là vị hành giả bên cạnh Phật A di đà, còn gọi là Đại Tinh Tiến Bồ Tát, gọi tắt là Thế Chí. Đại Thế Chí Bồ Tát cùng Phật A di đà và Quan Thế Âm Bồ Tát (Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) hợp thành “Tây phương Tam Thánh”.
“Bi Hoa kinh” kể rằng trước đây có một vị chuyển luân Thánh Vương, đại thái tử là Quan Thế Âm Bồ Tát, nhị thái tử là Đại Thế Chí Bồ Tát, tam thái tử là Văn Thù Bồ Tát, tứ thái tử là Phổ Hiền Bồ Tát. Chuyển luân Thánh Vương về sau tu hành thành Phật, chính là Phật A di đà của giới Tây phương cực lạc, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Đại Thế Chí Bồ Tát đi theo vua cha phò trợ tả hữu hai bên.
“Quan vô lượng thọ kinh” ghi rằng: Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi nạn đao binh cũng như thiên tai bão lụt, công đức vô lượng, uy thế vô biên. Đại Thế Chí Bồ Tát là ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh.
Ngày Đại Thế Chí Bồ Tát đản sinh: ngày 13 tháng 7 âm lịch.
6. Tuổi Mùi, tuổi Thân: Đại Nhật Như Lai
Người sinh năm Mùi, năm Thân có Phật độ mệnh là Đại Nhật Như Lai, Ngài là biểu tượng của ánh sáng và trí tuệ, giúp người tuổi Mùi, tuổi Thân luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.
Đại Nhật Như Lai là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông, là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Theo đó, tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Đại Nhật Như Lai mà ra, Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.
“Đại nhật” có nghĩa là thắng cả mặt trời, Đại Nhật Như Lai có thể phá bỏ mọi tà pháp, xóa mọi trở ngại trong chốn nhân gian, công đức viên mãn, đem ánh sáng trí tuệ chiếu sáng muôn nơi, không còn đêm đen che giấu, khởi nguồn sinh sôi Phật Tâm. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai khơi gợi tâm thiện trong mỗi con người.
Ngày Đại Nhật Như Lai đản sinh: ngày 8 tháng 4 âm lịch.
7. Tuổi Dậu: Bất Động Minh Vương
Người sinh năm Dậu có Phật độ mệnh là Bất Động Minh Vương – Bất Động Tôn Bồ Tát, tượng trưng cho lý trí, trí tuệ. Ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.
Bất Động Tôn Bồ Tát còn có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.
Chỉ cần nhìn thấy Bất Động Tôn Bồ Tát là tự phát thiện tâm, nghe thấy tên là đoạn mọi ác tâm, nghe thấy pháp danh như được thêm trí tuệ, hiểu rõ tâm tư thì có cơ may thành Phật.
8. Tuổi Tuất, tuổi Hợi: Phật A di đà
Người sinh năm Tuất, năm Hợi có Phật độ mệnh là Phật A di đà, tượng trưng cho ánh sáng, phúc thọ, bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.
Phật A di đà còn có tên tiếng Phạn là Amitayusa (Vô Lượng Thọ), Amitaba (Vô Lượng Quang). Ngài còn được gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang, Phật Quan Tự Tại Vương, Cam Lộ Vương. Phật A di đà là giáo chủ trong giới Tây phương cực lạc, cùng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tài hợp thành “Tây Phương Tam Thánh”.
Theo ghi chép cổ, từ thời xa xưa, Ngài vốn được giáo hóa bởi Phật Thế Tự Tại Vương, nguyện gây dựng Phật Quốc tận thiện tận mĩ (nơi cực lạc), dùng cách đi độ hóa chúng sinh, phát 48 lời thề nguyện, nhờ đó tu hành thành Phật A di đà. Những ai có cơ may gặp được Ngài thì có thể thoát khỏi mọi nỗi thống khổ trên đời.
Ngày Phật A di đà đản sinh: ngày 17 tháng 11 âm lịch. (Đây kì thực là ngày sinh của Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư, tương truyền là đấng tái sinh của Phật A di đà.)