Sống ở đời nhất định phải “khắc cốt ghi tâm” phải 8 quy tắc vay mượn tiền này
Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm, nhất là ở thời buổi hiện tại. Và ai cũng khó tránh khỏi 2 kiểu “đi vay” và “cho vay”. Bởi vậy, để sống tốt thì nhất định phải nhớ 8 quy tắc này, do người xưa truyền lại nên chớ sai:
Mẹ em kỹ lắm, dạy con dạy từ thuở còn thơ lận. Nói ở đời khó nhất là 2 chữ tình và tiền. Nhất là chữ tiền nó ảnh hưởng xấu không hà.
– Người nghèo không làm đủ tiền thì phải đi vay rồi bị người ta khinh.
– Người làm dư dả tiền thì lại hay bị người ta vay rồi sợ “không cho bạn mượn có thể mất bạn. Nhưng cho bạn mượn tiền có thể mất bạn và mất luôn cả tiền”.
Bởi vậy để tránh tình trạng kẹt giữa, mẹ em dặn em như thế này:
1. Suy nghĩ kỹ trước khi vay và cho vay
– Người đi vay: Vay mượn cũng chẳng tốt hơn ăn mày là bao. Tốt nhất không quá bí thế thì đừng vay, hãy tìm nhiều cách để có tiền (tạm ứng lương, xài thẻ tín dụng, bán đồ, cầm đồ…).
– Người cho vay:”Một đồng khi đói bằng 1 tỷ khi no”. Đừng sợ mất bạn nữa, cứ cho bạn mượn. Nếu là người bạn tốt, họ nhất định trả và coi như ta đã xây dựng được mối q.u.a.n h.ệ tốt. Còn người giả dối, đi là đi khuất mắt luôn.
2. Phân quyền khi vay mượn
– Người đi vay: Người có thể cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn. Bởi vậy hãy tôn trọng họ, tìm cách trả nợ càng sớm càng tốt và khi họ lên tiếng nhất định phải trả ngay “Thù ko cần trả, nhưng ơn thì nhất định phải trả”.
– Người cho vay: hãy để người ta biết bạn xứng đáng là người bạn tốt “Khi thấy bạn khó khăn. Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà do thực sự coi bạn là bạn bè”
3. Tinh thần khi vay mượn
– Người đi vay: Hãy chủ động thanh toán tiền vì chủ động trả tiền không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà nó thể hiện bạn cũng coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.
– Người cho vay: Nếu người ta gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, vậy thì người với người sống chung được với nhau, đều dựa vào chân thành và tín nghĩa
4. Đừng mượn quá nhiều lần
– Người đi vay: Bạn không phải là ba mẹ hay vợ chồng của người ta nên một khi đã được người ta giúp, bạn phải hiểu đó là Tình Cảm,không phải là Bổn Phận. Nếu vay mượn quá thường xuyên thì dù thương yêu cỡ nào cũng khó mà chịu đựng được
– Người cho vay: “Đứng cho vay và Quỳ đòi nợ” .Cách tốt nhất là hạn chế cho vay tiền cho những người không có mục đích chính đáng.
5. Trách nhiệm ngay lúc vay mượn
Cái này khó giải thích quá, nghĩa là em thấy mình nên ký giấy/đơn gì đó cũng được miễn sao cho người nhà mình tin tưởng thôi chứ cũng không phải thế chấp hay này kia kia nọ như đối với người ngoài hay Ngân hàng
6. Có lên kế hoạch trả nợ
– Người đi vay: Hãy tính toán khoản tiền vay so với khả năng kiếm tiền trả để đưa ra thời hạn cụ thể.
– Người cho vay: Dựa vào các điều kiện của người đi vay ở trên, bạn hoàn toàn có thể tính toán được kế hoạch trả nợ có khả thi không. Nếu có thì sẵn sàng cho mượn không nghi ngờ. Ngược lại thì từ chối trước khi hối hận.
7. Sau khi vay
– Người đi vay: Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải là người ta lắm tiền, mà là muốn giúp bạn một tay. Và cho vay mà còn không đòi hỏi điều gì là quý nhân trong số quý nhân. Hãy sẵn sàng cầu chúc cho họ nhiều điều tốt lành nhé.
– Người cho vay: Qua thời gian, bạn có thể nhận ra bạn của mình đã giữ chữ tín. Hãy vui vì điều đó và duy trì mối q.u.a.n h.ệ
8. Tương lai của vay mượn
– Người đi vay: Người ta đã không ngần ngại khi rút tiền trong ví cho bạn vay thì mai sau họ có khó khăn nhất định phải giúp đỡ tới hơi thở cuối cùng.
– Người cho vay: Người đi vay tiền không phải người túng thiếu mà chỉ là họ muốn nhiều hơn thứ họ đang có. Mà bạn cũng có thể một ngày nào đó cần thứ khác từ họ nên đừng khinh thường họ nhé!
Vay tiền hay cả Cho vay không hề đơn giản. Hy vọng 8 quy tắc này được lan truyền và ai ai cũng “khắc cốt ghi tâm” để chữ “tình” và ‘tiền” duy trì ở mức tốt nhất.
Theo Webtretho