PHẬT TỪ BI, THÁNH MỘT LY CŨNG CHẤP, hiểu như thế nào cho đúng?
Là thanh đồng ai cũng biết câu nói ”Phật từ bi, thánh 1 ly cũng chấp”
Hiểu như nào về câu nói dân gian” phật từ bi, thánh một ly cũng chấp”?
Đều biết các Thánh các Mẫu đều là những anh hùng dân tộc, sau khi “thác” thì được tín ngưỡng dân gian thờ phụng, hoặc là các vị thánh trong truyền thuyết hiển linh để cứu nhân độ thế. Các vị Thánh này vốn dĩ vẫn ở trong luân hồi lục đạo, nên mới nói “ Phật từ bi Thánh một ly cũng chấp là vì thế”.
Hiểu như vậy chưa chính xác, bởi các lẽ: Trong Thánh tích về cuộc chiến Sòng Sơn Thánh Mẫu Liễu hạnh được Phật cứu, từ đó ngài quy thuận theo Phật, đắc quả vị Bồ tát, vậy ngài cũng “ Thánh 1 ly cũng chấp” ?. Nếu cho là Thánh 1 ly cũng chấp, vậy ta biện đủ lễ rồi không còn gì để chấp nữa, tại sao khổ vẫn hoàn khổ, nếu cứ lễ nọ lễ kia cho đủ bộ rồi cầu được ước thấy thì không bao giờ có.
Có câu: “Nhất nhật hành thiện, phước tuy vị chí họa tự viễn hỉ, nhất nhật hành ác, họa tuy vị chí phước tự viễn hỉ “, tức là “Một ngày làm lành phước tuy chưa đến, mà tai họa đã lánh xa, một ngày làm dữ tai họa tuy chưa đến mà phước đã lánh xa”.
“ Thánh 1 ly cũng chấp” nghĩa là gì?
‘Chấp” không phải đơn thuần là chấp lễ, chấp bái, mà chấp ở đây là : CHẤP TÂM.
Trong đạo phật, dạy một là phá “chấp”, tức có gì ràng buộc thì chúng ta tìm cách phá bỏ, hai là xả chấp, chúng ta không phá, nhưng bỏ quên để nó rơi xuống, không dính vô ta. Giống như hoa sen mọc từ bùn nhơ, nhưng ra khỏi bùn, nó là sen mà có trút đổ lên hoa sen cái gì thì nó cũng không bị dính nhơ và vẫn tỏa mùi hương; đó là thực chất của tu hành theo Đại thừa, hay tu Pháp hoa. Trong khi tu theo Tiểu thừa, chúng ta có sự đối nghịch, nên cái gì làm trở ngại thì phá nó; nhưng từ sự phá trừ đó khiến chúng ta trở thành cố chấp.
Còn ” thánh 1 ly cũng chấp” ở đây còn bao hàm ý nghĩa nhà ngài tựa như cán cân công lý, cân nhắc xem xét giữa công và tội, giữa những gì ta gieo nhân và công đức tu tập ở đời này, kiếp này để quyết định ta có được như những gì ta cầu không.
Như vậy, chữ “chấp” của nhà Thánh là cái “chấp” công bằng, chứ không phải là cái chấp sân, si, chấp công bằng đó chính là ý nghĩa thực sự của “1 ly cũng chấp”.
Vì vậy câu nói “Thánh 1 ly cũng chấp có ý nghĩa rất sâu sắc”, từ sự “chấp” công bằng giữa nhân và quả của nhà ngài, đã hướng con người tới chân – thiện – mỹ, chúng ta tu nhân tích đức thì sẽ nhận lại những quả ngọt cho ta và hậu thế “Người làm ác thì bị quả báo ác, người làm thiện sẽ nhận được điều tốt lành” (Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai).
Theo Khoevadep