Phật nói gì về chữ MỆNH VÀ THỌ MẠNG của con người
Bệnh tật là một trong bốn nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử) mà chúng sinh sinh ra trong thân xác người phải chịu.
Quan điểm của nhà Phật về “bệnh”
Đạo Phật luôn đề cao quy luật nhân quả. Mọi thứ đều có nguyên nhân và khi đủ nhân duyên sẽ đưa đến kết quả.
Bệnh tật là một trong bốn nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử) mà chúng sinh sinh ra trong thân xác người phải chịu. Hiện nay, có rất nhiều chứng bệnh lạ mà y học hoàn toàn chịu bó tay.
Bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến Tử, chiếm đến 90% trường hợp tử vong. Bệnh là nỗi đau lớn nhất, khiến con người khủng hoảng nhất, kinh hoàng và sợ hãi. Bệnh xảy ra ngoài mong muốn, ngoài ý chí của con người.
Có những người không sợ chết mà sợ bệnh, sợ đối diện với những đau đớn mà căn bệnh đem lại. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của bệnh và những điều bệnh gây ra cho con người.
Đạo Phật không chỉ dạy con người sống thiện để tìm đến sự an lạc cho hiện tại và muôn kiếp về sau, mà Đạo Phật vô cùng thực tế trong đời sống.
Lời dạy của Đức Phật để lại bao trùm mọi lĩnh vực trong xã hội, trong đó có cách điều trị bệnh bằng tâm linh. Đối với những người đang mắc phải bệnh nan y, đạo Phật sẽ giúp họ an tâm hơn, không phải lo lắng, khổ sở. Khi ấy người thân và gia đình cũng an vui, không sầu khổ, bi lụy nhiều. Làm theo lời Phạt dạy, bệnh nhân sẽ được khai thông trí tuệ và chuẩn bị tốt hành trang cho sự ra đi được nhẹ nhàng thanh thản nếu như thọ mạng đã thật sự hết.
Bệnh đem lại cho con người nỗi đau, nỗi lo về thể xác lẫn tâm hồn
Lúc con người mang bệnh thì họ không còn tinh thần và khả năng hưởng thụ bất cứ điều gì, không quan tâm đến thú vui nào nữa, đêm ngày đều buồn, lo, suy nghĩ, ăn không còn thấy ngon hoặc không được phép ăn do có bệnh.
Hơn nữa, khi bệnh gia đình họ dễ lâm vào cảnh nghèo đói. Để chữa trị bệnh, nhiều gia đình phải bán nhà bán cửa, sang đất sang vườn, bán hết đồ đạc. Thêm vào đó, người bệnh luôn có một nỗi lo lắng thường trực: “làm sao có tiền để trị bệnh”, điều này khiến người bệnh càng thêm lo lắng, bất an.
Khi bệnh, con người dễ tin vào những mê tín dị đoan, “có bệnh thì vái tứ phương”, càng vướng vào tâm lý lo sợ, hồi hộp, chờ mong rồi thất vọng.
Khi bệnh tật, con người dễ mặc cảm về bản thân, cảm thấy mình như gánh nặng cho mọi người, thấy mình đã vô dụng. Vì vậy, người bệnh dễ than thân trách phận, dễ bị tủi thân .
Theo Khoevadep