Phát hiện : Cụ bà này được phong là “cụ bà sành sỏi Internet nhất Việt Nam” 97 tuổi

Mắt mờ tay chậm, miệng móm mém lưng còng, thế nhưng cụ Thi có thể thành thạo sử dụng máy vi tính và truy cập Internet chẳng khác gì thanh niên bình thường.

Thoạt qua, nhìn cụ Lê Thi cũng chẳng khác gì những cụ bà lưng còng mắt mờ tay chậm bình thường là mấy. Ở tuổi 97, cụ Lê Thi móm mém chẳng còn cái răng nào, lưng đã chẳng còn thẳng để mà di chuyển nhanh nhẹn với các con, các cháu nữa, cả ngày cụ chỉ nằm trên giường, tóp tép miếng trầu nhìn thời gian bò qua cuộc đời.

Nhưng chỉ cần người ta hỏi cụ về niềm đam mê với sự viết lách, hội họa, hay trên cả, chính là niềm đam mê học hành, mắt cụ Lê Thi sẽ long lanh vệt sáng tinh anh tươi trẻ, trái hẳn với cái tuổi đời đã gần một thế kỷ của cụ.

cu-ba-internet
Cụ Lê Thi, 97 tuổi, được mệnh danh “cụ bà sành sỏi Internet nhất Việt Nam”.

Cụ nhanh chóng rũ mình đứng dậy, ngay lập tức có thể thao thao bất tuyệt về cuộc sống thời Pháp thuộc hơn nửa thế kỷ trước, cho đến chuyện cụ thành thạo sử dụng Skype để nói chuyện với con cháu đang sống ở Moscow, hay chuyện bà viết một cuốn sách hồi ký đời mình ở tuổi 87.

“Nếu có 10 thứ mà tôi không biết, tôi sẽ muốn học cho được nhiều nhất có thể. Các anh chị biết đấy, trước đây tôi từng là đứa con gái mù chữ”, bà Lê Thi chầm chậm kể.

Cũng nhờ đam mê cháy bỏng với tri thức, cùng sự tò mò muốn nắm bắt mọi thứ trên đời đã biến cụ Lê Thi trở thành cụ bà sành sỏi Internet nhất Việt Nam. Chuyện nắm bắt thông tin qua Google, Yahoo, cập nhật thông tin trên mạng xã hội, liên lạc với gia đình, bạn bè thông qua Skype đối với bà chỉ là… “muỗi”. Lâu lâu bà còn dạo qua các diễn đàn văn học, thong thả gửi vào đó một số lời bình.

Cụ Lê Thi lần đầu tiên mày mò sử dụng máy vi tính là vào năm 2007. Khi ấy bà muốn viết cuốn hồi ký đời mình, tuy nhiên việc viết lách bằng giấy bút đã trở nên hơi khó khăn ở cái tuổi của cụ.

cu-ba-internet-1
Vì không còn có thể viết lách liên tục bằng giấy bút nữa, con cháu của cụ Lê Thi quyết định sắm cho cụ một chiếc máy vi tính.

Vì không còn có thể viết lách liên tục bằng giấy bút nữa, con cháu của cụ Lê Thi quyết định sắm cho cụ một chiếc máy vi tính.

Khó khăn này đã khiến các cháu quyết định sắm cho cụ một chiếc laptop rồi hướng dẫn cụ cách gõ bàn phím. Ba năm sau, cụ Lê Thi cho ra mắt cuốn hồi ký dài 600 trang mang tên “Ngược dòng”.

Sự am hiểu công nghệ của cụ Lê Thi đã thu hút một số lượng không nhỏ người hâm mộ trẻ tuổi. Họ còn đặt cho cụ biệt danh “Bà Teen”, hay “Trẻ mãi không già”.

“Tuổi thật của tôi là 100, nhưng tâm hồn tôi là 20 tuổi”, cụ bà 97 tuổi móm mém cười khi nói về biệt danh mà lũ trẻ đặt cho.

Cái thời mà cụ Lê Thi sinh ra khác với bây giờ lắm. Đàn ông thường được đánh giá cao hơn phụ nữ nhiều, tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề, khắc nghiệt vô cùng. Đến anh trai của cụ Lê Thi thậm chí còn chẳng cho phép cụ được đứng trong phạm vi gần với ông nữa.

“Cái loại đàn bà, tránh ra”, ông sẽ nói thế.

Sinh ra phận gái, lại là con thứ 8 trong gia đình, bà chẳng có quyền lợi gì đáng kể. Cha là thầy giáo, nhưng bà chẳng được dạy chữ, chẳng được học hành. Ngồi trên ghế cũng không thuộc phạm trù quyền lợi mà bà Lê Thi được hưởng. Đàn ông coi phụ nữ là giống bần hèn, thế nên họ chẳng cho phép đàn bà như cụ Lê Thi được làm gì ngang vai phải vế hết.

Nhưng cấm đoán đến mấy thì cũng chẳng ngăn được tình yêu đối với tri thức, với con chữ của cụ Lê Thi.

“Bố đọc được, anh đọc được, nhìn mới thấy mình không đọc được thì tức quá. Tôi không chấp nhận số phận của mình. Đàn ông làm được gì thì tôi làm được nấy”, cụ Lê Thi hồi tưởng lại.

cu-ba-internet-2
Cuốn hồi ký “Ngược dòng” của cụ Lê Thi – cuốn sách đánh dấu bước ngoặt chuyển từ giấy bút thông thường sang máy tính của cụ.

Cuốn hồi ký “Ngược dòng” của cụ Lê Thi – cuốn sách đánh dấu bước ngoặt chuyển từ giấy bút thông thường sang máy tính của cụ.

Dần dần, cụ Lê Thi tìm được niềm đam mê trong sâu kín của bản thân, đó là hội họa. Để rồi chẳng cần giấy bút, có khi chỉ cần mấy cái que củi cháy, cụ cũng có thể sử dụng để vẽ cả một bức tranh vụng về, cũng như tự mình học cách viết chữ. Cha cụ Lê Thi có rất nhiều sách, mỗi đêm cụ lại lén lút trùm chăn, rồi ở trong đấy đọc sách.

Một thời gian sau, cụ gia nhập tổ chức kháng chiến, cùng nhân dân cả nước đứng lên chống phát xít Nhật, rồi đến Đế quốc Mỹ, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Cũng nhờ vậy, cụ gặp được chồng mình là một thầy giáo và có với nhau một cậu con trai. Cuộc hôn nhân của cụ chỉ kéo dài 17 tháng, trước khi chồng cụ thiệt mạng sau một vụ đánh bom.

Đau xót là vậy, thế nhưng mỗi khi nhắc đến, cụ Lê Thi vẫn chưa một lần trách cứ bất kỳ cá nhân, hay quốc gia nào đã gây nên thảm kịch đời cụ. Cụ đơn thuần chỉ là ghét chiến tranh, ghét cái sự khốc liệt phi lý mà chiến tranh mang lại cho con người. Mục tiêu của đời cụ chỉ là góp phần để biến Việt Nam thành một nơi chốn tốt đẹp hơn, để con người có thể tự mình tìm đường dẫn lối cho đời mình.

Đời cụ Lê Thi là cả một chặng dài gian nan vất vả. Để nuôi thân, cụ không từ một công việc gì, từ chăn nuôi gia súc, đi làm công nhân công trường cho đến thêu thùa may vá. Cụ có thể nhảy từ công việc này sang công việc khác, có thể di dời chỗ ở mỗi nơi một chốn, nhưng duy chỉ có niềm đam mê với học hành là chẳng bao giờ phôi phai trong tâm hồn người đàn bà vất vả.

Và trở lại thời hiện tại, giờ đây cụ có thể thoải mái nằm trong căn phòng thoáng mát của mình yên tâm lướt net, đọc sách, viết lách hay vẽ vời. Cụ ngồi đấy, trong giọng nói thoảng niềm tự hào khi kể về con trai độc nhất cùng 3 đứa cháu của cụ, đứa nào đứa nấy cũng học hành tử tế đầy đủ.

cu-ba-internet-3
Hội hoạ cũng là đam mê của cụ Thi.

Tới thời điểm này, gia tài hội họa của cụ Thi đã lên đến gần 2.000 bức. Cụ viết cũng được khoảng 50 cuốn sách và nhật ký, nhưng đó chưa phải là hết, cụ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tác phẩm tiếp theo có tên “Vòng xoáy cuộc đời” – cuốn sách chứa đựng quan điểm của cụ Thi về cuộc sống vồn vã hiện đại này.

“Đời như cái xoáy nước thực dụng vậy. Người ta cứ tưởng có tiền là đời sẽ hạnh phúc. Nhưng đối với tôi, hạnh phúc là sự tự do, là kiến thức, là khoa học cơ. Tôi thấy tiếc cho những người đang lãng phí thời gian của mình”.

Thời gian vẫn luôn là thứ khiến cụ cảm thấy phiền lòng nhất. Cụ Lê Thi phải thú nhận rằng, vấn đề tuổi tác đang dần đuổi kịp cụ, việc viết lách giờ đây chẳng còn dễ dàng như trước nữa. Trước đây cụ còn thức đêm thức hôm để viết sách, mà giờ chỉ vài tiếng thôi là mệt lắm rồi. Thế mà cụ vẫn chẳng bỏ cuộc đâu, kể cả mất thêm 10 năm nữa để viết nốt cuốn sách, cụ cũng chẳng màng.

Đối với cụ Thi, kẻ thù lớn nhất của con người chính là sự ngu dốt. Đến tận khi đã gần đất xa trời, sự nghiệp học hành của cụ Thi vẫn chưa được gọi là đã đi đến đích. Còn hàng triệu thứ trên đời cụ Thi muốn được biết, muốn khám phá. Nếu phải bỏ ra thêm 1 thế kỷ nữa để có thể tiếp thu, học hành, cụ cũng chịu.

cu-ba-internet-4
Ảnh internet
cu-ba-internet-5
Ảnh internet
cu-ba-internet-6
Ảnh internet