Phật dạy đạo lý nhân sinh sâu sắc thông qua câu chuyện Khổng Tước và Phượng Hoàng
Bạn ở vị trí cao, đôi khi không phải do bạn tự lên cao, mà do bạn có sẵn một chỗ đứng nâng bạn lên, vì thế đừng vội cao ngạo…
Hãy cùng đọc câu chuyện sau
Một cây ngô đồng cao vút tầng mây, đứng thẳng giữa trời xanh. Có một con chim phượng hoàng rất đẹp thường đậu ở trên cây, nó vui vẻ ngửi mùi hương hoa của cây.
Về sau, một con chim khổng tước bay đến, nó đậu ở cành cây cao nhất, vui vẻ cất tiếng hát ca: “Hãy nghe tiếng hót của tôi, lảnh lót biết bao, khắp thiên hạ đều có thể nghe thấy được”.
Khổng tước xòe cái đuôi to với đủ loại màu sắc, khoe khoang với chim phượng hoàng rằng: “Tôi đứng ở chỗ này, xòe ra cái đuôi khổng tước đẹp đẽ nhất, khắp thiên hạ đều có thể nhìn thấy được”.
Chim phượng hoàng đã đậu ở trên cây ngô đồng nhiều năm, thiện ý nhắc nhở khổng tước rằng: “Đừng có quên rằng, cậu đứng ở nơi cao, là cây ngô đồng nâng cậu lên đấy, đừng có khoe khoang bản thân, càng không nên tự mãn, kiêu ngạo quá sớm muộn sẽ phải chịu thiệt thôi!”.
Khổng tước không cho thế là phải, vẫn lớn tiếng hát vang, khoe khoang bản thân mình. Bỗng một cơn gió lớn ấp đến, thổi gãy cành cây mà chim khổng tước đang đậu, hất khổng tước rơi bịch xuống mặt đất. Còn chim phượng hoàng vẫn đậu yên ở trên cây ngô đồng, thong thả ngửi mùi hương hoa của cây ngô đồng.
Phượng hoàng ở nơi cao, nhưng lại không tự mãn. Cây ngô đồng đứng thẳng, nâng đỡ người khác, che chở người khác, lặng lẽ không ai biết đến. Khi chúng ta đứng ở nơi cao, đừng quên những người đã nâng đỡ chúng ta.
Chỉ có khiêm tốn mới có thể có được thành tựu lớn hơn, mới có thể có được trí huệ lớn hơn.
Sống ở đời, rất cần có lòng khiêm tốn, người có sự khiêm tốn sẽ nhận được rất nhiều điều. Tuy nhiên không phải người nào cũng có lòng khiêm tốn, mà rất nhiều người mắc phải thói tự kiêu hay ngạo mạn.
Người tự cao là người luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình giỏi hơn người. Loại người thứ nhất, họ biết nhìn lại mình, nên họ sẽ cẩn thận hơn với những gì họ nói và làm để không làm tổn hại một ai cả.
Còn loại người thứ hai, họ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng họ đang tài giỏi hơn mọi người. Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, do không có suy nghĩ chín chắn.
Người kiêu ngạo sẽ coi thường tất cả mọi người xung quanh vì nghĩ mình giỏi hơn người. Họ thường có thái độ khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán.
Trong sinh hoạt hàng ngày, ta thản nhiên vung túng thân khẩu ý một cách vô tội vạ vì cho mình là người có tiếng tăm, thuyết pháp hay, ngoại giao giỏi, được người đời ái mộ, quần chúng tôn kính, vật dụng cúng dường đầy đủ, có bằng cấp cao, chức vị lớn…
Còn chuyện ai đó kiêu căng ngạo mạn làm tiêu tan sự nghiệp hay sự nghiệp chưa thành đã vội tiêu tan là của bàn dân thiên hạ, không dính dáng gì đến ta, hơi đâu mà bận lòng!
Cuộc sống của ta luôn xuôi chèo mát mái, mọi thứ đến quá dễ dàng, làm việc gì cũng suông sẻ, nói gì ai cũng nghe, tiền hô hậu ủng đàng hoàng mắc chi phải đắn đo suy xét? Phải nói là có phước quá đi chứ!
Nhưng xin nhớ rằng, những gì mà ta may mắn có được trong hiện tại biết đâu lại là những cái ta đang vay mượn trước ở tương lai? Nếu ta sử dụng thái quá, lên mặt kiêu căng ắt tổn giảm phước đức ngay trong hiện đời chứ chưa nói đến sự vay-trả ở những đời sau.
Theo Tinh Túy