Phật dạy: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả” hành động của mỗi người tốt hay xấu đều có luật nhân quả
Trên thế gian này, luật nhân quả không trừ một ai, chỉ là nó đến sau hay đến trước. Nhân quả sau này tùy thuộc vào hành động của mỗi người.
Mỗi người có những hành động khác nhau, có thể là hành động có đạo đức hoặc không đạo đức. Và kết quả của những hành động đó cũng không ai có thể chịu đựng thay bạn.
Quy luật nhân quả không trừ một ai, chỉ là đến muộn hay đến sau mà thôi. Vì vậy, trước khi làm điều gì đấy, bạn cần cân nhắc kĩ lợi ích và hậu quả trước khi làm.
Có bốn kết quả của những hành động phi đạo đức hay nghiệp ác:
Kết quả thứ nhất
Đây được gọi là kết quả chín muồi. Sẽ phải đầu thai vào một trong ba cảnh giới thấp hèn địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sanh.
Kết quả thứ hai
Đối với người đã từng giết chúng sanh khác, là mặc dù sau một thời gian dài, như kết quả của một số nghiệp lành được gây tạo trước đây anh ta được sinh ra trong thế giới loàn người, nhưng mạng sống lại ngắn ngủi; anh ta bị người khác giết hại.
Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong thực nghiệm. Những gì bạn làm với người khác thì rốt cuộc nó cũng trở lại với bạn.
Kết quả thứ ba
Hành động phi đạo đức sát sanh, sát sanh với ác tâm, là mặc dù sau một thời gian, như kết quả của thiện nghiệp người ấy được sinh ra làm người, nhưng anh ta lại giết những chúng sanh khác.
Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong hành động hoặc thói quen. Hành động sát sanh trước đây có xu hướng về việc giết chóc trở lại.
Ví dụ, trong đời này, đôi lúc, chúng ta nhận thấy khó khăn để kiểm soát các hành vi bạo động động lực thúc đẩy quen thuộc đó xuất phát từ các hành vi tương tự trước đây.
Kết quả thứ tư
Hành động phi đạo đức sát sanh phải được thực hiện trong vị trí nơi mà một người nhận thấy chính mình; điều này được gọi là kết quả thuộc sở hữu hoặc thuộc về môi trường hoàn cảnh.
Sau một vài thời gian, mặc dù người đã từng giết được tái sanh lại làm người, nhưng anh ta bị mất hết tính chất những an vui của mình; những an vui nơi anh ta sống không có thực chất.
Cũng vậy, môi trường hoàn cảnh ấy rất nguy hiểm với quá nhiều tranh đấu và cuộc sống trở nên nguy kịch.
Nhà Phật có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Những tội phạm nếu sợ nhân thì quả hình phạt của luật pháp sẽ không xảy đến. Biết bao kẻ sau song sắt ăn năn hành động ác đã tạo, nhưng trước khi hành động, không nghĩ đến hậu quả sẽ đến với bản thân mình.
Theo phunutoday