Phật dạy: 6 loại hành vi hao tổn phúc báo, ngày nay ai cũng làm để rồi phải gánh hậu quả

Ngày nay có rất nhiều người năng đi chùa lễ Phật, mong sẽ phát tài, sinh con trai, bệnh tật tai qua nạn khỏi, v.v… Thực ra họa hay phúc đều do con người ta vì những điều mình làm mà tạo thành.

Thế nên, thay vì dâng sao giải hạn, đi cúng bái khắp nơi, chúng ta nên tự xem xét lại nội tâm mình. Và dưới đây là những hành vi gây tổn phúc báo của bản thân mà nhiều người đang vô tình mắc phải.

Sát sinh

Sát sinh đó là hành vi khiến con người ta tổn hại phúc đức của bản thân mình nhiều nhất. Mỗi khi chúng ta ta tay giết hại một sinh mệnh thì phúc phận tổn hại vô cùng to lớn, ngay cả khi chúng ta giết hại một con kiến cũng vậy. Vì thế khi giáo dục con cái, chúng ta tuyệt đối không được cho con cái giết hại côn trùng làm thú vui tiêu khiển, có như vậy thì phúc phận của con cái mới không bị tổn hại, thọ mệnh sau này cũng được kéo dài.

Tức giận

Tức giận nó cũng giống như chiếc lò hoả thiêu, thiêu rụi mọi phúc phận của chúng ta. Đối với một người bình thường mỗi một lần tức giận chính là một lần hoả thiêu một phần phúc đức của mình. Nhất là khi chúng ta tức giận, đối đãi không phải đạo với bậc cha mẹ bề trên thì phúc đức tiêu tán càng nhiều. Ngoài sát sinh, thì đây chính việc thứ hai khiến cho con người bị tổn đức nhiều nhất.

Tức giận nó cũng giống như chiếc lò hoả thiêu, thiêu rụi mọi phúc phận của chúng ta. (Ảnh: youtube.com)

Nói lời bất kính với bề trên

Thân phận làm con mà xung đột với cha mẹ và bề trên chính là việc vô cùng tổn phước, bất luận chúng là làm gì, cầu mong điều gì đều sẽ thất bại bất thành, bởi cổ nhân có câu: ‘Bách thiện hiếu vi tiên’, trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu. Những người đối xử với cha mẹ mình như vậy, quỷ Thần đều phẫn nộ, liệu có thể giúp đỡ người như vậy hay không.

Cho nên khi công việc không thuận lợi, gia đình bất hòa, con cái không ngoan, chúng ta hãy thử nhìn lại cách mà mình đối xử với cha mẹ. Một người mà có thể cung kính với bề trên, tận hiếu với đấng sinh thành thì mọi việc tất sẽ thay đổi, chuyển hung hóa cát, làm gì cũng sẽ được lâu dài.

Thân phận làm con mà xung đột với cha mẹ và bề trên chính là việc vô cùng tổn phước. (Ảnh: eva.vn)

Oán trời trách đất, nói lời thì phi

Người hay oán trách trời đất mang trong lòng sự đố kỵ, lời nói ra thường hay làm tổn thương người khác, lăng mạ người khác và tất yếu sẽ tự làm tổn thương tới đức khí và tài vận của mình, cũng sẽ tự làm bản thân thống khổ. Người như vậy cho dù có được thừa hưởng gia tài do cha mẹ để lại thì cũng chẳng mấy chốc mà tiêu tán, cuộc sống bần hàn.

Khoe khoang bản thân

Khoe khoang cái gì thì chính là trong lòng đang khuyết thiếu cái ấy. Khi một người quá để tâm đến điểm nào thì càng hiển lộ ra rằng bản thân mình đang tự ti ở điểm ấy. Có thể bạn không biết, nhưng sự thật là sự khoe khoang của bản thân bạn chính là thứ khiến trời đất quỷ thần khó chịu nhất, và họ muốn nghĩ cách để giúp bạn loại bỏ sự khoe khoang, kiêu ngạo đó đi. Cho nên thường thì một người khoe khoang cái gì sẽ mất cái đó.

Nói xấu người khác

Nói xấu người khác không những tổn hại phúc đức bản thân mà còn cấp phần công đức cho người khác, sẽ tự chiêu mời những điều rắc rối tới cho bản thân bởi những thị phi do mình gây ra.

Nói xấu người khác không những tổn hại phúc đức bản thân mà còn cấp phần công đức cho người khác. (Ảnh: newamericamedia.org)

Thiên địa tương sinh tương khắc, cũng như trời đất tạo sinh ra cây độc thì cũng ta ra cây giải độc, nhân sinh có người thiện thì cũng có người ác, mặt trời cũng không chỉ chiếu rọi cho người tốt mà còn chiếu rọi cho cả người xấu, biển lớn không chỉ dung nạp nước trong sạch, mà còn có cả nước ô nhiễm độc hại.

Chúng ta cũng vậy cuộc sống cần phải có sự bao dung, chúng ta không thể chỉ biết yêu cầu người khác đối xử tốt với mình, chỉ yêu thương quan tâm những người mà mình thích, mà còn phải biết khoan dung với những người vô tình làm tổn thương tới chúng ta.

Người xưa có câu rằng: ‘Hậu đức tải vật’ cũng chính là ý đó, người có sự bao dung độ lượng lớn sẽ dung hoà được mọi thứ, để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn, ví như cho một thìa muối vào cốc nước thì thấy nước mặt chát, nhưng cho xuống hồ nước rộng thì chẳng hề gì, đó chẳng phải vì hồ nước có tấm lòng khoan dung, rộng lớn đó sao.

Theo DKN