Người mẹ buộc thép 4000 lần mỗi ngày. Khi nhìn bàn tay của cô, các con đều không thể kìm được nước mắt

Có câu nói rằng: “Con cái là món nợ của cha mẹ”. Cũng vì con cái, rất nhiều bậc cha mẹ không có cuộc sống của riêng mình. Họ đã hy sinh tất cả để mong cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và chỉ cần các con luôn sống tốt, cho dù vất vả như thế nào cha mẹ cũng cam lòng.

Tại thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một người phụ nữ 47 tuổi tên là Từ Á Linh làm công nhân xây dựng. Và cũng như những người đàn ông trong “khu rừng” sắt thép bê tông ở công trường, cô đã dùng máu và mồ hôi của mình để góp phần xây dựng những công trình.

Mỗi ngày, cô Linh làm công việc buộc thép tại các công trường

Mỗi ngày, cô Linh làm công việc buộc thép tại các công trường xây dựng, dùng sợi thép nhỏ để buộc chặt kết cấu thép. Cô nói: “Mỗi ngày cô phải buộc hơn 4000 dây thép, có thể kiếm được 190 nhân dân tệ/ngày (khoảng 600 nghìn đồng).”

Công việc của cô rất vất vả

Cô Linh sống ở một thị trấn cách thành phố Sa Hà 10 dặm. Cô có 3 người con, con gái lớn và con gái thứ hai đã đi lấy chồng, còn con trai út 19 tuổi đang làm thuê trong một nhà hàng.

Ngày nào cô cũng cố gắng hoàn thành sớm nhất công việc của mình có thể

Cô Linh cho biết, con trai 19 tuổi của cô sắp đến tuổi kết hôn. Theo phong tục tập quán ở quê, lúc kết hôn nhà trai phải có ít nhất 66.000 nhân dân tệ (khoảng 220 triệu đồng) làm sính lễ cho nhà gái.

Cô Linh chia sẻ với một nụ cười trên môi: “Tôi phải liều mình làm việc để chuẩn bị tiền mua sính lễ cho con trai lấy vợ”.

Cô luôn nỗ lực mong con cái có cuộc sống tốt hơn

Và sau bao nhiêu năm buộc thép trên công trường, đôi bàn tay của cô Linh đã trở nên chai sạn và nứt nẻ. Nhìn vào bàn tay ấy, có người con nào mà không khỏi xót xa?

Đôi bàn tay của cô Linh đã trở nên chai sạn và nứt nẻ

Mọi người cũng không thể phán xét việc làm của cô Linh có đáng hay không, nhưng đây là thực trạng của nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc. Con cái không có khả năng sống phụ thuộc vào cha mẹ. Sống dựa vào cha mẹ không phải là việc tốt, nhưng lại là tình trạng xã hội phổ biến hiện nay…

Theodaikynguyen