Không nên thần thành hóa mọi việc lên và tuyệt đối phải quán triệt tư tưởng rằng không nên xem Đức Phật là Thần linh cứu thế vì ngài đơn giản chỉ là người đi trước, hiểu trước nên ngài dẫn đường chỉ lối cho chúng ta.
Phi nhân quả là gì?
Ngày nay, mọi người thường có xu hướng rằng có ai đó đang điều phối hạnh phúc của con người và người đó có thể tạo dựng hạnh phúc, những điều phúc lành, phước báo chúng ta. Trong một bài giảng Thầy Thích Thiện Thuận về chủ đề Phi Nhân Quả, thầy khuyên chúng ta không nên có một cái nhìn sai lầm như thế.
Phi Nhân Quả có nghĩa rằng không đúng với nhân quả, không hợp với nhân quả. Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Phàm việc gì hiện tại chúng ta đón nhận đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa của nó ở trong quá khứ. Và quá khứ theo nhân sinh quan của Phật giáo không chỉ hạn hữu từ khi chúng ta sinh ra giữa cuộc đời này mà nó được tiếp nối từ những quá khứ sâu xa của những kiếp trước từ rất lâu mà trong Kinh nói là vô lượng kiếp. Chúng ta không thể tính được cho nên có khi gọi là vô thị, tức là không xác định được điểm bắt đầu.
Khi mình nhận thức được nhân quả chúng ta sẽ có chiều hướng thay đổi cuộc đời của mình, vươn lên từ số phận. Đạo Phật dạy chúng ta phải có ý thức trách nhiệm với bản thân của mình với những nỗi niềm đau khổ mà chúng ta đang phải gánh chịu và chúng ta hoàn toàn không ỷ lại với một đấng thần linh nào đó sẵn sàng chìa tay ra để cứu vớt mình.
Hoàn toàn không có điều đó mà chúng ta phải mạnh dạn đương đầu để chuyển hóa nó không yếu đuối chạy trốn tất cả những khổ đau và không đổ lỗi cho bất kỳ ai cũng không cần phải van xin ai hết.
Nghiệp chướng này, nghiệp báo này chúng ta đã tạo ra từ lúc đó cho đến bây giờ và nó dẫn tới những nguyên nhân cho nên chúng ta thấy tại sao có hai anh em song sinh được cha mẹ chăm sóc như nhau và được giáo dục như nhau thế mà một người thành đạt còn một người không dù hai người thông minh như nhau và học đều giỏi. Vì sao? Chúng ta không giải thích được.
Nói theo kiểu mà những người đi cúng sao, dâng sao, giải hạn thì hai người này có cùng một ngày sinh ra cùng một năm cùng một giờ thì cùng một ngôi sao chiếu vào. Tại sao có một ngôi sao lại phân biệt người kia ưu đãi người này và hai ngôi sao đó là một hay là hai? Vậy cúng sao nào? Dâng sao nào?
Chúng ta hiểu đơn giản thế này, hai anh em có hai nghiệp báo khác nhau chỉ có cộng nghiệp là sinh trong một gia đình cho nên có người thành đạt có người không. Không có sự cầu xin nào có thể phá vỡ được tính nhân quả, thay đổi được nghiệp báo mà chính chúng ta đã tạo ra, nếu cầu xin được thì luật nhân quả đã không tồn tại.
Cho nên, mỗi hiện tượng mà trốn tránh sự thật đau khổ đó hay là cầu xin một đấng thần linh nào đó để ban phước cho mình, hiện tượng đó hoàn toàn không đem tới điều tốt đẹp và không có hiệu quả để cải thiện cuộc sống của chúng ta. Không phải là con đường đi của đệ tử Phật cho nên Đức Phật dạy cho chúng ta luật nhân quả.
Nhân quả là định luật chi phối đời sống con người và vạn vật trước khi Đức Phật ra đời. Từ loài vật cho tới thực vật cho tới sự việc và con người chúng ta đều không thoát ra khỏi luật nhân quả này.
Đức Phật chỉ thống kê lại và sát lập lại truy kiếm của mình, sự nhận thức về các biến chuyển trong cuộc sống xã hội và chính lại bản thân mình qua luật Nhân Quả đã có từ trước chứ không phải Đức Phật là người chế ra luật nhân quả. Dù Đức Phật không ra đời thì luật nhân quả vẫn tồn tại thí dụ như chúng ta đầu tư cho con em mình đi học đó là nhân, con em mình thành đạt đó là quả. Mình uống nước là nhân, mình hết khát đó là quả. Mình mắng người khác là nhân, bị mắng lại là quả. Mình giận hờn người khác là nhân, mình bị người khác giận hờn lại là quả.
Khi hiểu được nhân quả mình vui vẻ đón nhận nó. Biết được cuộc đời này không có gì vô duyên vô cớ cho nên mình đâu có thể cầu xin được. Khi chúng ta hiểu nhân quả chúng ta biết được rằng nhân vô tình sẽ đưa tới quả vô tình. Nhân quả rất là sòng phẳng.
Thực sự Bồ Tát Quan Thế Âm là Bồ Tát lắng nghe tiếng đau khổ của chúng sinh khi kêu gọi danh hiệu ngài nhưng đây là tiếng huyền diệu của chân tâm. Khi mình niệm Bồ Tát Quan Thế Âm nơi đó không phải là chúng ta van xin nữa, mà nơi đó chúng ta lắng lòng để nhìn lại những nỗi khổ đau của mình và ai cũng có những tiếng gọi từ chân tâm.
Cho nên Bồ Tát Quan Thế Âm mới nghe được tất cả các âm thanh của chúng sinh , được gọi là Phản văn văn tự tấn – tức là nghe ngược lại tiếng lòng mình. Ai mà không tham, ai mà không sân, ai không giận, ai không ghen tị, ai không buồn phiền khi những chuyện không hài lòng thì mình biết mình hơn ai hết. Mình nghe những tiếng nói tham lam, tiếng nói ích kỷ, tiếng nói từ đáy lòng mình phát ra. Thì như thế, chúng ta đã chạm được bàn chân Bồ Tát Quan Thế Âm. Và tim của mình đang hòa cùng nhịp đập Bồ Tát Quan Thế Âm. Sự cảm ứng ở đó rất quan trọng, chính ở chỗ tĩnh tâm. Chứ không phải chúng ta gào lên, kêu khóc, và chúng ta than van khổ sở.