Đặt 1 cây lưỡi hổ ở chỗ này trong nhà, 2 ngày sau là TÀI LỘC đổ về như nước lũ, bệnh tật, xui xẻo rủ nhau “cuốn xéo” hết sạch
Nói đến cây lưỡi hổ chắc nhiều mẹ đã biết rồi nhỉ? Đây là loại cây “nức tiếng” về ý nghĩa phong thủy cũng như lợi ích đối với sức khỏe con người. Nếu như đã có “vũ khí sắc bén” này trong ngôi nhà mà gia chủ vẫn bị bệnh tật, xui xẻo đeo bám thì chắc chắn là các chị đang dùng nó sai cách.
Muốn lưỡi hổ phát huy được công năng của mình, điều quan trọng nhất là phải đặt cây đúng vị trí. Theo các chuyên gia phong thủy, vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ là hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà. Một việc làm quá đơn giản nhưng lại giúp chủ nhận được những điều kì diệu dưới đây:
Hóa giải vận xui – Đón nhận tài lộc
Ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, người dân quan niệm cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của Chúa sơn lâm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một “con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa, xui xẻo.
Trong các tài liệu phong thủy đều viết rõ, cây lưỡi hổ giúp xua đuổi tà khí, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Theo đó, nếu có lưỡi hổ trong nhà thì ma quỷ, vận xui sẽ bị “tống khứ” sạch sành sanh. Đặc biệt, loại cây này còn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài, phát lộc. Vì thế, nhiều người sành sỏi đều xem lưỡi hổ như một món quà quý để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Mặt khác, lá lưỡi hổ vươn thẳng còn thể hiện cho sự kiên cường, mạnh mẽ. Gia chủ có được vận khi này thì sẽ trải qua hết những tai ương, khốn khó, tìm đến bến bờ hạnh phúc, sum vầy.
Tiêu diệt 107 độc tố, bức xạ, bụi bẩn
Một trong những lí do hàng đầu khiến lưỡi hổ được ưa chuộng khắp trên thế giới, đó chính là khả năng lọc sạch không khí. Một tổ chức y tế uy tín đã công bố rằng: Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde (một loại bức xạ của sóng điện thoại, wifi).
Chính nhờ khả năng làm sạch này mà cây lưỡi hổ còn hạn chế được “hội chứng nhà cao tầng” – tình trạng cơ thể bị mệt mỏi khi phải sống và làm việc trong những toàn nhà bí bách, thiếu ánh sáng.
Đặc biệt, nếu chúng ta đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, ban đêm chúng sẽ giải phóng oxy – một điều quá lí tưởng cho hoạt động hô hấp của con người. Còn nếu đặt trong phòng làm việc sẽ làm giảm stress bởi màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác thư thái.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Nếu như bạn bị ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc viêm tai thì có thể dùng lá lưỡi hổ hơ lửa cho nóng rồi đem giã lấy nước để uống, sau vài lần sẽ hết.
Chú ý: Muốn cây lưỡi hổ được tươi tốt thì hãy trồng nó với đất có tính kiềm (đất khô cằn, đất cát pha), có thể trộn thêm vào đất xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ. Vốn thích môi trường khô nóng nên cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn rất tốt, chỉ nên tưới cây khi cảm thấy đất quá khô. Vào mùa hè chỉ cần tưới một lần trong tuần còn mùa đông thì một tháng một lần tùy vào từng điều kiện thời tiết.
Theo webtretho