Con trai nhảy lầu 3 tự tử và sự thật nhói lòng sau câu nói: “Mày chết đi cho tao nhờ…”
Đứa con trai 2 lần tự sát không thành, chỉ biết bày tỏ nỗi tuyệt vọng đến mức ám ảnh vào trong bức thư gửi mẹ là sự thật đáng báo động về sai lầm của mẹ khi dạy con.
Nuôi dạy con cái là một hành trình dài đòi hỏi người mẹ phải hội tụ đủ rất nhiều tố chất. Đó là lý do vì sao người ta thường ví người mẹ như một vị siêu nhân am hiểu kiến thức rộng, có khả năng chu toàn những việc mà đàn ông không bao giờ kham nổi. Trong guồng quay tìm mọi cách để con mình giỏi giang, vượt lên trên vạn người đó thì cũng có những bà mẹ lại ưu tiên hướng con đi con đường hạnh phúc, thay vì đòi hỏi con chọn lựa sự thành công mỹ mãn. Họ bắt đầu nhận ra rằng sự đòi hỏi quá khắt khe của bản thân đôi khi lại là lưỡi dao giết chết tương lai con mình. Trên thực tế, đã có không ít chuyện đau lòng xảy ra khiến đấng sinh thành ngập chìm trong nước mắt hối hận.
Đọc từng chữ viết ngay ngắn nhưng ẩn chứa bên trong đó sự run rẩy, muốn “nổi loạn” của con, một người làm mẹ như em không khỏi giật mình thảng thốt:
“Mẹ ơi, khi mẹ nhìn thấy những dòng chữ này có nghĩa là con đã không còn nữa. Con biết con làm như vậy là rất ích kỷ, mẹ nuôi dạy con đã bao nhiêu năm, cuối cùng lại mất trắng… Mỗi ngày mẹ phải thức dậy đi làm sớm, chỉ cần là thứ con thích mẹ đều mua bằng được dù đắt đến mấy…
Xuất thân nông thôn, con phải đỗ được một trường đại học tốt mới có thể thành tài, thành tích nhất định phải ở top 10. Mỗi lần con thi được thành tích tốt mẹ đều không khen thưởng gì cả và cũng không hài lòng, mẹ chỉ nói rằng mẹ đã bỏ ra nhiều công sức vì con như thế thì con nên đạt được thành tích cao hơn nữa…”.
Đó là lời mở đầu trong bức thư đau đớn mà con – một đứa con trai 15 tuổi viết gửi cho mẹ mình. Tháng 2 năm ngoái, con cãi nhau với mẹ một trận inh trời. Sau đó vì không thể giữ được bình tĩnh trước sự chịu đựng đã đạt tới giới hạn, con gieo mình từ tầng 3 xuống, vướng dây treo đồ và rơi xuống đất. Người mẹ hoảng hốt nhìn thấy con nằm đó, toàn thân bị thương nặng. May là con vẫn được cứu sống… Đó là sai lầm của mẹ khi dạy con nguy hiểm nhất mà mẹ không lường trước được hậu quả.
Cũng hơn một năm trôi qua, ngày 14/3 năm nay, con được đưa đến khám tại bệnh viện tâm thần. Ngoài những sang chấn do cú tự tử năm ngoái, bác sĩ còn chẩn đoán con mắc chứng trầm cảm nặng. Ngay trong buổi khám ngày hôm đó, người mẹ vẫn không hề hiểu thực tâm con đang nghĩ gì và muốn gì. Con đã lén mượn chị y tá bút và giấy, viết một bức thư tuyệt mệnh bộc bạch hết nỗi lòng của mình. Và đêm đó, con lại nhảy một lần nữa. Nỗ lực tìm đến cái chết, nỗ lực tự giải thoát bản thân khiến ai nhìn vào cũng xót xa…
Các mẹ ạ, đứa con trai em vừa kể trên vốn rất thông minh, có chí tiến thủ và nghe lời mẹ hết mực. Từ thành tích học tập hạng 400 toàn khóa, con đã tiến bộ lên hạng 200, lần tốt nhất là vọt lên hạng 50 để đứng thứ 3 toàn trường. Nhưng tất cả nỗ lực của con chưa bao giờ được mẹ công nhận. Người mẹ đầy tham vọng vẫn thấy như vậy là chưa đủ.
Trong vòng 2 năm, đứa con trai mới lớn đáng lẽ ra phải vừa học vừa tham gia những trò chơi lành mạnh như đá bóng, gặp gỡ bạn bè thì đằng này lại khác. Trong đầu con xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực – không muốn học và không muốn giao lưu kết bạn, suốt ngày vùi đầu vào game online: “Ai bắt con đi học, con nhảy lầu cho xem…”. Mẹ không nhìn thấy sự cố gắng của con từ trước đến giờ nên đến lúc con mệt mỏi muốn buông xuôi thì mẹ bực bội, nói ra một câu nói làm con tổn thương cực độ: “Mày chết đi cho tao nhờ!”. Chính vì sai lầm của mẹ khi dạy con là quá cứng nhắc, thiếu tình thương, thiếu sự động viên và không biết điểm dừng đã khiến con liên tục suy nghĩ quẩn, tìm đến cái chết trong vô vọng.
Câu chuyện ám ảnh của cậu bé Nam Nam người Trung Quốc tuy khác quốc gia nhưng là thực trạng chung của mọi đất nước. Khi mà thành tích được lấy làm thước đo cho sự thành bại của mỗi đứa trẻ thì bậc làm cha làm mẹ dễ bị cuốn theo vòng xoáy đó, có những cách dạy con chưa thực sự đúng đắn. Điều này quá nguy hiểm, nó hủy hoại dần tâm hồn một đứa trẻ, khiến con suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có đứa còn nghĩ đến cách tự vẫn hoặc lâm vào con đường phạm tội.
Chuyên gia phòng chống nạn tự tử người Mỹ tên là Lauren Davis cho biết: “Tỷ lệ tự tử cao rơi vào thanh thiếu niên ở độ tuổi 12 – 14. Các em trải qua thời kỳ tâm lý bất ổn, dễ suy sụp và lựa chọn cách giải quyết tiêu cực. Nguyên nhân tự tử thường là kết quả học tập không như mong muốn và bị bạn bè bắt nạt hoặc cô lập ở trường. Vì thế, phụ huynh, giáo viên cần quan tâm các em, phát hiện kịp thời những dấu hiệu của ý định tự tử. Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có kết quả học tập tốt. Nhiều em chịu áp lực lớn từ gia đình, luôn nỗ lực để thành công theo ý bố mẹ. Áp lực tâm lý ngày càng tăng dẫn đến bệnh trầm cảm. Căng thẳng kéo dài, chỉ cần một chuyện nhỏ cũng có thể gây tác động lớn khiến các em tự tử”.
Ngoài việc tránh đòi hỏi con phải đạt thành tích cao, phải tài giỏi một cách vượt quá khả năng, mẹ cũng nên nhớ một số quan điểm dạy con dưới đây để phòng tránh ý định tiêu cực, muốn tự tử, phạm tội:
-Mẹ không dạy con phải chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình là một sai lầm. Khi con làm sai phải biết nhận lỗi, không nên đổ thừa cho bất cứ ai. Đây là sai lầm của mẹ khi dạy con khiến trẻ hư hỏng trầm trọng.
-Nên để con tự lập, tự vươn lên bằng chính khả năng của mình. Đừng lúc nào cũng kè kè bên cạnh giúỡ khiến con ỷ lại, tự cao tự đại.
-Hãy để con tự quyết định cuộc đời mình, làm những gì con đam mê.
-Đừng đặt nặng sĩ diện của bản thân trong cách dạy con. Ví dụ: Con hư nhưng vì đang ở chốn đông người, mẹ sợ mất mặt nên chiều theo cái hư của con…
-Đặc biệt, con trai thường có đặc tính tâm sinh lý khác với con gái, mạnh mẽ, dễ nổi nóng, dễ bồng bột nên cách giáo dục cũng cần thời gian, cần sự mềm dẻo để tác động từ từ. Bố mẹ nên ghi nhớ những câu không nên nói khi nhà có con trai để nuôi dưỡng tâm hồn con lớn lên lành mạnh, không bị tổn thương.
Chuyện cố gắng tự tử của Nam Nam là lời cảnh tỉnh về sai lầm của mẹ khi dạy con. Thực sự thì mọi đứa trẻ đều có trái tim yếu đuối, khao khát tình thương ấm áp từ mẹ. Vì vậy, đừng bao giờ ép buộc con cái trong chuyện học hành, điểm số, đừng đặt lên vai con áp lực vô hình bằng mong muốn của bản thân mình. Hãy luôn luôn biết lắng nghe, động viên để giúp con có được cuộc sống hạnh phúc, không rơi vào cảnh bế tắc, nghĩ quẩn.
Theo WTT