Đầu năm nếu có cầu TÀI LỘC thì phải đến 1 trong 7 ngôi chùa nổi tiếng này, đã cầu thì chắc chắn sẽ được
Trong văn hóa của người Việt thì đi chùa là một điều không thể thiếu của nhiều người, nhất là người có đạo. Và những ngày đầu năm hay rằm là dịp mà các ngôi chùa đông đúc nhất. Tuy nhiên, không phải ngôi chùa nào cũng linh và giống nhau. Sau đây sẽ là Top 7 ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng về cầu tình duyên mà các chị có thể ghé thăm nhé.
Các ngôi chùa hay ngôi đền đều trong văn hóa của người Việt chúng ta đều có ý nghĩa tâm linh, thanh tịnh, cầu mong sự bình an,… Tuy nhiên, lại có một số ngôi chùa dù vẫn mang ý nghĩa đó nhưng lại nổi tiếng gần xa nhờ vào chuyện “cầu tình duyên”. Với mỗi nơi đều có một ngôi chùa khác nhau nổi tiếng về cầu tình duyên như thế này, vì thế mà trong những ngày đầu năm hay rằm thì những ngôi chùa này đều rất đông người đến viếng. Từ nam thanh, nữ tú đến các bạn trẻ hay bậc trung niên đều tìm đến và có chung niềm tin là cầu mong sự may mắn và hơn hết là tìm được một nửa của đời mình.
Sau đây sẽ là 7 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất về chuyện “cầu tình duyên” ở nước ta mà các chị có thể tham khảo:
Khu Vực Phía Nam
1. Chùa Bà Ấn Độ – Sài Gòn
Trên địa bàn Quận 1 có ba đền thờ Ấn Giáo: một ở đường Trương Ðịnh, một ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và một ở đường Tôn Thất Thiệp. Trong số những ngôi đền này thì ngôi đền ở số 45 đường Trương Ðịnh, phường Bến Thành là ngôi đền cổ kính nhất và có đông khách người Việt và người Hoa đến cúng bái nhất. Chùa Bà Ấn, đã được xây dựng từ những năm 1885 và tính đến thời điểm này thì ngôi chùa đã có hơn 133 năm lịch sử.
Đền thờ nữ thần Mariamman là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui,… Cũng chính vì thế mà mọi người thường đến đây hàng năm để cầu tình duyên và một năm an lành.
2. Chùa Phước Hải (chùa Ngọc Hoàng) – Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Dù có tên gọi chính thức là chùa Phước Hải, nhưng với người dân Sài Gòn và nhiều tính đồ thì cái tên chùa Ngọc Hoàng vẫn được ưa chuộng và biết đến rộng rãi. Ban đầu, chùa chỉ là một miếu thờ, được người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1892 mà thôi. Nhưng về sau thì miếu được mở rộng ra, có thờ thêm Phật nên trở thành chùa.
Tại chùa Ngọc Hoàng, dù thờ cúng nhiều vị thần nhưng phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu lại là nơi được cúng bái đông đúc nhất. Bởi lẽ, theo lời đồn đại nổi tiếng gần xa, thì chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Cũng chính vì lý do này mà dịp lễ Tết hàng năm hay rằm lớn thì nơi đây đều phủ kín khói hương của các tín đồ gần xa đổ về.
3. Chùa Bát Bửu Phật Đài – Sài Gòn
Chùa Bát Bửu Phật Đài hay còn được gọi là chùa Phật Cô đơn, nằm tọa lạc ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Sở dĩ có tên gọi đặc biệt như thế này là bởi trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn phá xóm làng, thiêu rụi cả chùa Thanh Tâm nhưng chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân đức Phật là vẫn còn sừng sững nơi hoang vắng. Do đấy, người dân địa phương đã gọi tòa di tích tôn nghiêm này là Phật Cô đơn. Mọi người thường đến đây với mong muốn cầu bình an, may mắn, nhưng cầu tình duyên là linh nghiệm nhất.
Những người chưa yêu sẽ tìm được cho mình một nửa, tìm được sự bình an trong tâm hồn, thoát khỏi nỗi cô đơn, khổ cực.
4. Chùa Ông – Sài Gòn
Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán. Hiện nay ngôi chùa này nằm tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng đất Sài Gòn, mà nó còn là một trong những công trình có giá trị nhất về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Chùa là nơi thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ông Mã và từ nhiều đời nay được mọi người ca tụng là linh thiêng, nhất là về cầu tình duyên đôi lứa.
Vào các các dịp lễ Tết nhất là những ngày đầu năm mới, thì chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Đặc biệt là sau đêm giao thừa thì chùa hầu như đông kín người. Vì chùa nổi tiếng bởi chuyện cầu tình duyên nên đã có không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình của mình được suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Khu Vực Phía Bắc
5. Chùa Hà – Hà Nội
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước tọa lạc ở thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay làng lên phố nên chùa thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Vào những ngày Rằm, mồng Một hay dịp Tết thì rất nhiều nam thanh nữ tú tới đây để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên, họ tin sự linh nghiệm tại đây. Vì để có thể nổi tiếng được như thế này, thì ngôi chùa này hẳn rất linh nghiệm nên mới có được tiếng vang và sự biết đến của mọi người đến thế.
6. Chùa Duyên Ninh – Ninh Bình
Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa nằm ở tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Truyền thuyết lưu truyền câu chuyện, đây là nơi Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông. Chính nguồn gốc về sự hạnh phúc gia đình của các bậc vua chúa nhà Lý mà ngôi chùa say này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân đến cầu may mắn. Dù ít dù nhiều thì cũng nhờ truyền thuyết này mà ngôi chùa ngày một nổi tiếng, mà linh nghiệm nhất là chuyện cầu tình duyên đôi lứa, cầu mong cho sự hạnh phúc trọn vẹn.
7. Đền Bắc Lệ – Lạng Sơn
Ở Lạng Sơn vào dịp đầu xuân như thế này với rất nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao,… thì không khí nơi đây càng trở nên sôi nổi và sinh động hơn bao giờ hết. Nếu có dịp thì hãy ghé tham quan nơi đây trong những ngày đầu năm như thế này nhé.
Hơn hết, nếu vẫn còn trong tình trạng độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, thì hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Vì dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng rằng ngôi đền Bắc Lệ này là nơi cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Đền Bắc Lệ nằm trên một quả đồi cao, xung quanh rợp bóng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngay cả khi không đến để cầu duyên, thì bất kì ai trong chúng ta cũng nên đến đây một lần để chiêm ngưỡng ngôi chùa hùng tráng này.
Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người.
Theo Anlanh