Tại sao phải cúng ông Táo trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp? Ai cũng cần phải biết để làm đúng!
Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ cúng ông Táo về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế về các sự kiện xảy ra ở dưới trần gian. Nhưng phải lưu ý cúng ông Táo trước 12 giờ trưa, lý do không phải ai cũng biết.
Ngày 23 tháng Chạp – ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.
Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy là đủ.
Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô… vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.
Vì sao phải làm trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp?
Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng.
Không chỉ vậy, thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi như thế nào thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).
Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.
Ngoài ra gia đình còn làm mâm cơm gồm các món ăn theo phong tục, đặt lên bàn thờ cùng các lễ vật để cúng.
Xem thêm:
Văn Khấn 23 Tháng Chạp và Văn Khấn Giao Thừa Chọn Ngày, Tuổi, Giờ, Tốt năm Mậu Tuất – 2018
Văn khấn cầu an ngày 23 tháng Chạp…
– Nam mô thường tru thập phương Phật. Nam mộ thường trụ thập phương pháp! Nam mô thường trụ thập phương tăng! Nam mô bản sư thích ca mâu ni Phật. Nam mô a mi đà Phật.
Văn khấn 23 tháng Chạp và Văn khấn Giao Thừa xuân Mậu Tuất
– Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Kính lạy mười phương chư vị Hộ Pháp – Thiện thần, Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ; Thiên quan, Địa quan, Thủy quan cập đẳng chư thần quân. Đương niên, Đương cảnh, Thành Hoàng Bản Gia Thổ Công, Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân; Môn khẩu Thổ Địa ban tài tiếp lộc- chính vị gia tiên chi thần…Thuỳ từ chứng giám cho tín chủ chúng con Tên là:…………………………Địa chỉ:………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp, ngày lễ Táo Quân, tín chủ chúng con theo lời Phật dạy phóng sinh tu phúc, thiết lễ Hương- Hoa phẩm vật kính cúng mười phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Thiên, Long, Bát Bộ, Hộ Pháp Thiện Thần cập Bản Gia Thổ Công, Đông trù tư mệnh đẳng chư liệt vị gia tiên Nội Ngoại… xin thùy từ chứng minh và gia hộ cho toàn gia quyến chúng con được trượng thừa công đức. Cầu lộc đắc lộc, cầu tài đắc tài, cầu bình an đắc bình an; công danh hiển đạt, gia thế hanh thông. Lại nguyện cho Quốc thái dân an, thế giới Hoà bình, chúng sinh an lạc, đồng phát Bồ Đề Tâm.
* Thắp ba nén hương trước vật phóng sinh và đọc bài phóng sinh dưới đây:
Đức Phật dạy rằng: “Tình ái nhiều tư tưởng ít thì phải đọa làm kiếp súc sinh. Vậy nên biết rằng các ngươi kiếp trước si mê tình ái, không biết đường tu, cho nên kiếp này phải chịu báo thân mang lông may vảy, nào lặn – nào bay mỗi loài một khác. Hoặc mắc phải lưới, hoặc trúng hòn tên… mạng kề trên thớt cùng với nước sôi lửa bỏng.
Hôm nay gặp người hiền lương, tuân theo lời Phật, xuất tiền chuộc lấy thân hình, cứu các ngươi thoát khỏi chỗ chết, lại đưa các ngươi đến nơi đạo tràng này. Cúi xin Phật thánh ban cho các ngươi diệu tính sáng suốt, vậy các ngươi phải nhất tâm để quy y Tam Bảo:
– Hỡi chúng sinh các ngươi phải nhất tâm quy y Phật.
– Hỡi chúng sinh các ngươi phải nhất tâm quy y Pháp.
– Hỡi chúng sinh các ngươi phải nhất tâm quy y Tăng.
Chúng sinh cần mau chóng quy y Phật.
Chúng sinh cần mau chóng quy y Pháp.
Chúng sinh cần mau chóng quy y Tăng.
Quy y Phật rồi không phải đọa vào địa ngục. Quy y Pháp rồi không phải đọa làm ngã quỷ. Quy y Tăng rồi không phải đọa làm súc sinh.
Chúng sinh các ngươi đã quy y Tam Bảo trọn vẹn rồi thì nghiệp chướng từ vô thủy cho đến nay đều được tiêu trừ, trí tuệ mở mang. Vậy các ngươi phải mau phát Bồ Đề Tâm, nguyện giứt bỏ cái thân súc sinh này để được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, ngay trong khoảnh khắc, ngồi trên hoa sen, chứng ngôi bất thoái.
Vậy nên có kệ chú rằng:
Các ngươi nghiệp chướng xưa kia nhiều,
Nên mới bị tên đạn lưới vây,
May có thiện duyên công đức lớn,
Quy y Tam Bảo tội tiêu ngay.
– Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha, ma ha bát nhã ba la mật đa (3 lần đọc chú).
– Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát Tác Đại Chứng Minh.
Văn khấn giao thừa và chọn ngày, tuổi, giờ tốt,…
– Nam mô thường trụ thập phương Phật.
– Nam mô thường trụ thập phương Phật.
– Nam mô thường trụ thập phương Tăng !
– Nam mô bản sự thích ca mâu ni Phật.
– Nam mô a mi Đà Phật.
– Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Kính lạy mười phương chư vị Hộ Pháp – Thiện thần, Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ; Thiên quan, Địa quan, Thủy quan cập đẳng chư thần quân. Đương niên, Đương cảnh, Thành Hoàng- Bản Gia Thổ Công Đông Trù – Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Môn khẩu Thổ Địa ban tài tiếp lộc-chính vị gia tiên chi thần…Thuỳ từ chứng giám cho tín chủ chúng con:
Tên là:……………….
Địa chỉ:………………………
Trong giờ phút Giao Thừa thiêng liêng, tống cựu nghinh tân, tiễn quan Lỗ Vương Hành Khiển.
– Ngũ nhạc hành binh chi thần, đón quan Việt Vương Hành Khiển.
– Thiên Bá Hành Binh Chi Thần – Thành Tào Phán Quan…
Năm cũ vừa qua, năm mới đang điểm, Gia chủ chúng con tâm thành phu thiết Hương Hoa Lễ Vật, kính cúng mươi phương Tam Bảo Hiền Thánh, cập chư Thần Linh Bản Cảnh, Quan Đương Niên Hành Khiển, Cửu Huyền Thất Tổ
– Nội Ngoại đẳng chư Gia Tiên… thuỳ từ chứng minh gia hộ cho toàn gia quyến chúng con bước sang Xuân mới được vạn sự cát tường, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Cầu tài đắc Tài, Cầu lộc đắc Lộc, cầu bình an đắc Bình An, cầu trường thọ đắc Trường Thọ, công thành danh toại… Lại nguyện cho Quốc thái dân an, thế giới Hoà Bình, chúng sinh an lạc và đồng phát Bồ Đề Tâm.
– Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.
* Xuất hành chọn hướng ngày tế:
– Mồng 1: – Hỷ thần hướng Đông Bắc (tốt nhất), Tài thần hướng Chính Nam.
– Mồng 2 tết: Hỷ thần Tây Bắc; Tài thần: Tây Nam. Ngày 3 tết: Tây Nam tôt.
* Giờ tốt:
– Ngày mồng một tết: Tý ( 23h-1h), Dần, Mão ( 3h -7h), Ngọ, Mùi (11h-15h).
– Ngày mồng hai tết: Thìn (7h – 9h sáng), Tỵ (9h -11h trưa), Thân( 15h-17h).
– Ngày mồng ba tết: Thìn (7h- 9h sáng), Ngọ (11h-13h), Mùi( 13-15h chiều).
* Khai chương mở cửa hàng: Ngày mồng 2: Giờ Thìn: 7h – 9h sáng. Giờ Tỵ: 9h – 11h. Ngày 6: Giờ Thìn (7-9h). Giờ Tỵ (9h-11h). Giờ Mùi ( 13h- 15h).
* Chọn tuổi xông đất: Chủ nhà Nam tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu chọn tuổi có hàng can Nhâm hoặc Ất. Ví dụ Nhâm Tý, Ất Mùi… Chủ tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì chon tuổi có hàng can Nhâm, Bính, Mậu… Chủ tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì chọn tuổi có hàng can Ất, Nhâm, Tân.
Chủ nhà là nữ tuổi: Tý, Ngọ thì chọn tuổi có hàng can: Bính, Mậu, Tân. Chủ tuổi Mão, Dậu thì chọn can Nhâm, Ất. Chủ tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì chọn can Nhâm, Bính, Mậu. Chủ tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì chọn can Ất, Tân.
Theo Tản Viên Sơn Quốc Tử